Kể từ ngày 1.1.2017, TP.HCM sẽ chỉ áp dụng hình thức liên thông điện tử có sử dụng chữ ký số khi các sở ngành, quận huyện thực hiện trao đổi ý kiến chuyên môn trong việc giải quyết hồ sơ hành chính, chấm dứt tình trạng sử dụng văn bản giấy.

TP.HCM chấm dứt sử dụng văn bản giấy từ năm 2017

Phan Diệu | 11/11/2016, 05:19

Kể từ ngày 1.1.2017, TP.HCM sẽ chỉ áp dụng hình thức liên thông điện tử có sử dụng chữ ký số khi các sở ngành, quận huyện thực hiện trao đổi ý kiến chuyên môn trong việc giải quyết hồ sơ hành chính, chấm dứt tình trạng sử dụng văn bản giấy.

Để phục vụ tốt cho người dân và doanh nghiệp, UBND TP.HCM mới đây đã giao Sở Nội vụ từ nay đến cuối năm xây dựng quy trình liên thông điện tử cho các sở gồm Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Tài nguyên - Môi trường.

Theo đó, TP.HCM phấn đấu đến năm 2020, 100% thủ tục hành chính của các sở ngành, quận huyện liên quan đến người dân, doanh nghiệp áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và thực hiện liên thông điện tử giữa các sở ngành, quận huyện, phường xã, thị trấn.

Thành phố cũng sẽ triển khai một cửa liên thông điện tử kèm dịch vụ trực tuyến tại từng sở ngành, trong đó giao một sở làm đầu mối tiếp nhận và trả kết quả cho người dân, doanh nghiệp theo từng lĩnh vực như đô thị, kinh tế, y tế, giáo dục...

Đáng chú ý, kể từ ngày 1.1.2017, TP.HCM sẽ chỉ áp dụng hình thức liên thông điện tử có sử dụng chữ ký số khi các sở ngành, quận huyện thực hiện trao đổi ý kiến chuyên môn trong việc giải quyết hồ sơ hành chính, chấm dứt tình trạng sử dụng văn bản giấy.

Trong tháng 12.2016, UBND TP sẽ tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến với các sở ngành, quận huyện, phường xã, thị trấn về công tác cải cách hành chính của TP.HCM.

Bên cạnh việc xây dựng quy trình liên thông điện tử cho các sở, UBND TP.HCM cũng vừa ban hành kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.

Cụ thể, đến năm 2020, tỷ lệ nội địa hóa của 4 ngành công nghiệp trọng yếu và hai ngành công nghiệp truyền thống là 65,68%. Trong đó, tỷ lệ nội địa hóa của ngành cơ khí là 67%; ngành điện tử - công nghệ thông tin là 51%; ngành cao su - nhựa là 71%; ngành chế biến tinh lương thực thực phẩm là 85%; ngành dệt may là 49%; ngành da giày là 70%.

TP.HCM sẽ quy hoạch và xây dựng 3 phân khu công nghiệp hỗ trợ, trong đó 2phân khu trong các khu công nghiệp vàmộtphân khu trong khu công nghệ cao để tiếp nhận các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống và hình thànhcơ sở dữ liệu công nghiệp hỗ trợtrên địa bàn. Thành phố cũng hình thành ít nhấtmộttrung tâmnghiên cứu, thiết kế,giới thiệu và giaodịch sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Theo UBND TP.HCM, đến năm 2025, tỷ lệ nội địa hóa của 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống là 70%. Trong đó,tỷ lệ nội địa hóacủa ngành cơ khí là 72%; ngànhđiện tử -công nghệ thông tin là 54%; ngànhcao su -nhựa là 76%; ngànhchế biến tinhlương thực thực phẩm là 87%; ngànhdệt may là 54%; ngànhda giày là 75%.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM chấm dứt sử dụng văn bản giấy từ năm 2017