Tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả; tồn dư kháng sinh, hóa chất trong thủy hải sản… đang gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng. Ngành y tế TP.HCM sẽ xử lý vấn đề này như thế nào để người dân không hoang mang với thực phẩm bẩn?

TP.HCM cam kết giải quyết bức xúc của người dân về thực phẩm bẩn

Hồ Quang | 20/04/2016, 15:48

Tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả; tồn dư kháng sinh, hóa chất trong thủy hải sản… đang gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho người tiêu dùng. Ngành y tế TP.HCM sẽ xử lý vấn đề này như thế nào để người dân không hoang mang với thực phẩm bẩn?

Tập trung xử lý thực phẩm bẩn

Chia sẻ về vần đề này trong cuộc gặp gỡ báo chí thông tin y tế quý 2/2016 ngày20.4, bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai – Chi cục phó Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm TP.HCM (Sở Y tế TP.HCM) nóitrong "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2016 này,chủ đề được thực hiện xuyên suốt là “tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”.

Theo bà Maitrong thời gian qua, dù các đơn vị quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm đã có nhiều chương trình, hành động nhằm nâng cao chất lượng nông sản, thực phẩm cũng như bảo đảm an toàn thực phẩm nhưng thực tế thực phẩm không an toàn vẫn đang lưu thông trên thị trường.

Nhiều vụ việc được phát hiện gần đây như chất cấm trong thức ăn chăn nuôi, sử dụng kháng sinh, sử dụng chất kích thích tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo an toàn, chất phụ gia trong thực phẩm… vẫn còn xuất hiện ở các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm. Những vấn đề nàynếu không giải quyết triệt để không chỉ làm khủng hoảng niềm tin người tiêu dùng mà còn gây ra nhiều hiểm họa sức khỏe cho người dân.

“Ngành y tế sẽ giải quyết căn bản bức xúc nổi cộm hiện nay là sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; giảm thiểu rõ nét mức tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả; tồn dư hóa chất, kháng sinh trong thịt heo, thịt gà, thủy sản nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng thực phẩm, nông sản, thủy sản. Đồng thời nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”, bà Mai cam kết.

Để thực hiện mục tiêu trên, bà Mai cho biết sẽ nâng cao vai trò chính quyền cơ sở các cấp, người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm cũng như rau, thịt nói riêng.

Các ngành chức năng sẽ kiểm soát chặt chẽ nguồn nông sản thực phẩm về TP qua 3 chợ đầu mối và các trạm kiểm dịch tại các cửa ngõ vào TP; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm.

“Năm nay có một điểm khác so với mọi năm, chúng tôi sẽ có một đoàn kiểm tra cấp TP chuyên kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở các địa phương. Ngoài ra, Sở Y tế TP cũng thành lập đoàn thanh tra liên ngành để kiểm tra khắp các ngành hàng, không giới hạn trong ngành y tế. Có thể thực hiện thanh tra theo chuỗi đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm, nếu cần thiết có thể truy tận gốc”, bà Mai cho biết.

Cần một cơ quan chịu trách nhiệm

Cũng theo bà Mai, ngay trong sáng nay (20.4), TP đã tổ chức lễ phát động "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2016 tại huyện Củ Chi với chủ đề“Tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”. Đây là điểm phát pháo đầu tiên và là 1 trong 3 chương trình hoạt độngnhắm đến mục tiêu trên. Lễ phát động này sẽ được thực hiện ở 3 cấp gồm: thành phố, quận -huyện và phường - xã.

Bên cạnh đó, TP cũng đang lên kế hoạch truyền thông với quy mô sâu rộng về vấn đề này. Ngoài truyền thông nâng cao nhận thức cho người sản xuất, người kinh doanh còn nâng cao nhận thức các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương và người tiêu dùng.

“Tuy nhiên để giải quyết vấn đề này là cả một quá trình chứ không thể 1 vài tháng. Đây là cuộc đấu tranh không chỉ dừng lại ở một vài năm mà phải thực hiện một cách liên tục để có thể xóa sạch thực phẩm bẩn”, bà Mai chia sẻ.

Đề cập đến vấn đề quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm lâu nay có đến 3 sở, ngành (gồmy tế, nông nghiệp, công thương) quản lý gây nên tình trạng “cha chung không ai khóc”, ông Nguyễn Hữu Hưng -Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nói rất cần một đơn vị chịu trách nhiệm về vấn đề này.

Theo ông Hưng, mới đây Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã đề nghị giao trách nhiệm quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm cho sở Y tế TP cũng là để có một đơn vị chịu trách nhiệm. “Đây là một chủ trương đúng, Sở Y TP tế có trách nhiệm thực hiện vấn đề này. Hiện UBND TP cũng đang có chủ trương thành lập một đơn vị trực thuộc UBND TP làm công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm”, ông Hưng nói.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM cam kết giải quyết bức xúc của người dân về thực phẩm bẩn