Tại cuộc họp báo thông tin về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM chiều 30.7, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, TP sẽ thực hiện tiêm chủng cho người dân từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt đối tượng, có hộ khẩu thường trú hay tạm trú.

TP.HCM: Bất cứ ai sinh sống trên địa bàn TP đều được tiêm chủng

Tú Viên | 30/07/2021, 18:42

Tại cuộc họp báo thông tin về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM chiều 30.7, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, TP sẽ thực hiện tiêm chủng cho người dân từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt đối tượng, có hộ khẩu thường trú hay tạm trú.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, thành phố đang phấn đấu khoảng 2/3 người trên 18 tuổi được tiêm vắc xin COVID-19 mũi 1 trong tháng 8. Ngoài đối tượng ưu tiên vẫn duy trì như ở đợt 5 là lực lượng y tế tuyến đầu, người lớn tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền thì bây giờ, tất cả những người sống trên địa bàn TP.HCM sẽ được tổ chức tiêm.

Thông tin về kế hoạch tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19, ông Dương Anh Đức cho biết đến 18 giờ ngày 29.7, TP đã tiêm hơn 452.000 liều. Hiện nay tốc độ tiêm vắc xin mỗi ngày đều trên 70.000 liều. TP đang đẩy nhanh tốc độ, đặt mục tiêu tiêm hết 930.000 liều tối đa trong 2 tuần.

Theo ông Đức, bộ trưởng Bộ Y tế đã có công văn số 6118 về tiêm vắc xin ngừa COVID-19 trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Qua đó, Bộ Y tế đã cho phép TP tháo gỡ một số vướng mắc để tăng tốc độ tiêm. TP sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức tiêm theo công văn của Bộ Y tế.

TP cũng sẽ không giới hạn số lượng tiêm mỗi ngày, có thể tổ chức nhiều hơn 200 liều/ngày (ban đầu thành phố giới hạn tiêm 120 liều/ngày),để đẩy nhanh tiến độ. TP sẽ tổ chức tiêm chủng vào buổi tối và cũng có quy định về việc người dân đi tiêm chủng được phép ra ngoài sau 18 giờ với các giấy nhận diện cụ thể.

Theo ông Dương Anh Đức, từ đợt tiêm chủng thứ 5, TP đã giao vai trò chủ chốt trong tiêm vắc xin cho các quận huyện. Sở Y tế có nhiệm vụ cung ứng nguồn nhân lực, có quy định cụ thể cho các đội tiêm, quản lý tiêm ở một số bệnh viện tuyến trên để tiêm cho người có nguy cơ cao.

Quy trình tiêm cũng sẽ được đơn giản hóa, sẽ không ràng buộc phải đợi sau tiêm 30 phút. Việc khai báo tầm soát hoặc cam kết tiêm chủng có thể làm trước tại nhà để hạn chế tối đa việc tập trung. Theo ông Đức, với kế hoạch này, kỳ vọng tốc độ tiêm sẽ tăng lên đáng kể, đảm bản an toàn phòng chống dịch.

Thành phố có 2 nguồn cung cấp vắc xin. Nguồn thứ nhất là Bộ Y tế sẽ tiếp tục cung cấp cho TP.HCM. Bộ Y tế cam kết TP.HCM tiêm đến đâu, Bộ Y tế sẽ hỗ trợ đến đó. Nhiệm vụ của thành phố là tổ chức tiêm chủng trôi chảy với tốc độ cao nhất có thể nhưng vẫn giữ an toàn, không vi phạm các quy định khi thực hiện Chỉ thị 16. Như vậy, việc tiêm không còn bị ràng buộc vào các đối tượng, quan trọng tiêm nhanh, an toàn. Nguồn thứ 2 của thành phố là nguồn được tài trợ. Ngày mai (31.7), sẽ có 1 triệu liều vắc xin đầu tiên về đến TP.HCM.

Bài liên quan
TP.HCM: Hơn 3.000 trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi được tiêm vắc xin phòng sởi
Chỉ hơn 1 tuần triển khai tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi, TP.HCM đã tiêm được cho hơn 3.000 trẻ. Đây là biện pháp chống dịch tăng cường trước tình hình trẻ mắc sởi ở độ tuổi trên tăng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Bất cứ ai sinh sống trên địa bàn TP đều được tiêm chủng