Đó là nhận định của bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM. "Trong quá trình làm việc, tôi thấy nhiều trường học còn thờ ơ với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều trường cứ nghĩ vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học là trách nhiệm của cơ quan chức năng nào đó, chứ không phải của nhà trường".

TP.HCM: Báo động tình trạng các trường học đang rất thờ ơ với an toàn thực phẩm

Hồ Quang | 17/09/2020, 17:58

Đó là nhận định của bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM. "Trong quá trình làm việc, tôi thấy nhiều trường học còn thờ ơ với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều trường cứ nghĩ vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học là trách nhiệm của cơ quan chức năng nào đó, chứ không phải của nhà trường".

Trưởng Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM hướng dẫn mua sản phẩm chay an toàn

TP.HCM phát động tháng an toàn thực phẩm thời dịch COVID-19

Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cảnh báo nguy cơ từ thịt chó

PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCMđã chia sẻ với phóng viên Một Thế Giớinhư thế về thực trạng công tác quản lý an toàn thực phẩm trong trường học hiện nay.

Năm học 2020-2021 mới bắt đầu, nhưng đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm trong trường học, mới đây nhất là vụ hơn 50 học sinh, giáo viên và bảo mẫu của Trường tiểu học Bình Trưng Đông (quận 2, TP.HCM) phải nhập viện cấp cứu do nghi ngộ độc thực phẩm. Điều này khiến không ít phụ huynh cảm thấy lo lắng cho những bữa ăn của con mình tại trường khi năm học đã bắt đầu.

Hiện nay, tất cả các bếp ăn tập thể trong trường học trên địa bàn TP.HCM đều đáp ứng các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có quy trình bếp 1 chiều, bếp ăn được cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm… Mặc dù vậy, tình trạng học sinh bị ngộ độc thực phẩm khi sử dụng thức ăn tại đây vẫn xảy ra. Điều nàytheo bà Lan làdo ý thức củanhà trườngtrong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm còn kém, trong đó có cả sự chủ quan và cố ý.

“Trong quátrình làm việc, tôi thấy nhiều trường học còn thờ ơ với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều trường cứ nghĩvấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học là trách nhiệm của cơ quan chức năng nào đó, chứ không phải của nhà trường. Vì vậy, chúng ta cần phải buộc trách nhiệm của nhà trường trong việc để xảy ra ngộ độc thực phẩm ở trường mình. Khi để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường học, nhà trường đó phải bị xử lý”, bà Lan nhấn mạnh.

- Các bếp ăn trong trường học khi để xảy ra ngộ độc thực phẩm luôn nói rằngmình làm đúng quy trình 1 chiều… Dù làm đúng quy trình nhưng vẫn xảy ra ngộ độc thực phẩm, vì sao, thưa bà?

- Bà Phạm Khánh Phong Lan: Tất cả những khả năng, nguy cơ đều có thể xảy ra, chỉ cần sơ suất một quy trình nào đó. Khi các ngành chức năng kiểm tra, những đơn vị này đều đảm bảo các yêu cầu quy định, nhưng khi thực hiện lại không đạt, có những sơ suất. Vấn đề lúc này là các bếp ăn trong trường học không được chủ quan, phải siết chặt hơn nữa vấn đề an toàn thực phẩm.

Bên cạnh đó, có thể trong thời gian nghỉ dịch COVID-19 học sinh không đi học, các bếp ăn trong trường học ngưng hoạtđộng nên các nhân viên ở đây cũng bị “lụt” tay nghề hoặc thiếu cẩn thận, chủ quan.

- Vậy bà đánh giá như thế nào về vấn đề an toàn thực phẩm trong trường học hiện nay?

- Từ khi thành lập Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM đến nay, tôi đã thấy những lỗ hổng trong các bếp ăn ở trường học, cũng như trong các bếp ăn tập thể của công nhân. Những bếp ăn này được nấu chung cho nhiều người, nhưng giá tiền mỗi suất ăn lại bịkhống chế, đó là chưa kể những trường hợp trung gian nấu cho nhiều người khác.

Hơn nữa, học sinh là thành phần yếu thế, vì các em còn nhỏ rất dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm. Nhiều khi cũng thức ăn ấy, nhưng người lớn ăn không sao, học sinh ăn lại bị xảy ra ngộ độc thực phẩm, và nguy hiểm hơn, có thể mất nước, mất chất điện giải…

Trong khi đó, nhận thức của lãnh đạo nhà trường về an toàn thực phẩm trong trường học chưa đầy đủ. Hiện nay thực phẩm của chúng ta đang trong tình trạng “vàng thau lẫn lộn”, rất cần sự nhận thức đúng của nhà trường. Nhiều trường học chủ quan, có những thực phẩm không đạt chất lượng cũng nhắm mắt cho qua, thậm chí cố ý mua thực phẩm rẻ, không đảm bảo an toàn.

- Nhưng chúng ta có một hệ thống thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm từ địa phương cho đến TP, nếu được thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn và xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm trên thì chắc chắn sẽ khắc phục?

- Hiện nay chúng tôi cũng đã có kế hoạch với Sở Giáo dục - Đào tạođể tiến hành tập huấn về an toàn thực phẩm cho các trường, cũng như kiểm tra, giám sát để “hù” các trường thực hiện nghiêm về vấn đề này.

Tuy nhiên, hiện nay có một cái khó cho công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm. Lực lượng thanh tra không đủ để kiểm tra tất cả các trường hợp, không chỉ ở TP.HCM, mà tất cả các nơi trên thế giới cũng không thể làm được điều này. Vì thế chúng ta chỉ kiểm tra theo mẫu, kiểm tra theo lượng cá thể.

Ngay cả công tác thanh tra cũng gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay chúng ta có 2 hình thức thanh tra là thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất. Đối với thanh tra theo kế hoạch, lập danh sách báo trước cho đơn vị kiểm tra để họ chuẩn bị kỹ, nên lúc đến kiểm tra những đơn vị này đều trưng ra “vở sạch chữ đẹp”. Riêng thanh tra đột xuất phải theo yêu cầu của cấp trên, theo tin tức báo chí nắm được. Do đó, muốn thanh tra đột xuất đơn vị nào đó phải báo cáo cấp trên, lý do vì sao thanh tra đột xuất đơn vị này, chứ không phải muốn thanh tra đột xuất đơn vị nào là tự thanh tra. Đó là chưa kể việc các đơn vị đối phó, gây khó khăn cho công tác thanh tra.

Tất cả những điều trên là do cơ chế khiến cho việc thanh tra không hiệu quả. Nhiều khi người dân không hiểu, nghĩ thanh tra “bắt tay” rồi bỏ qua, giờ mới xảy ra ngộ độc thực phẩm.

- Vậy theo bà để những bữa ăn cho học sinh trong trường học thật sự an toàn, không xảy ra ngộ độc, các trường cần làm gì?

- Bây giờ chúng ta phải xét trên bình diện chung của vấn đề an toàn thực phẩm khi mà những nguy cơ luôn rình rập, nhất là đối với trường học nguy cơ càng lớn hơn.

Đối với thực phẩm muốn bảo đảm an toàn, nguồn nguyên liệu phải tốt; chế biến phải một chiều, vệ sinh; thời hạn dùng… Tất cả những vấn đề này, các trường đều biết nhưng vấn đề là nhận thức và xử lý như thế nào.

Cái quan trọng nhất lúc này vẫn là nhận thức của nhà trường, nhà trường không nên nghĩ rằng, việc ăn uống của học sinh đôi khi bị đau bụng rồi sẽ hết, không sao cả. Nhận thức này của nhà trường cần phải thay đổi.

Bên cạnh đó, chúng ta cần phải buộc trách nhiệm của nhà trường trong việc để xảy ra ngộ độc thực phẩm ở trường mình. Nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường học thì nhà trường đó phải bị xử lý.

- Xin cảm ơn bà!

Hồ Quang (thực hiện)
Bài liên quan
Mưa lớn khiến nhiều nơi trong TP.Huế bị ngập sâu, học sinh nghỉ học
Trong 24 giờ qua, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế có mưa lớn. Từ sáng sớm nay (25.11), nước sông Hương dâng cao gây ngập lụt nhiều nơi trong TP.Huế.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Báo động tình trạng các trường học đang rất thờ ơ với an toàn thực phẩm