Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng các vấn đề chất vấn được lựa chọn bám sát thực tiễn, “đúng” và “trúng” những vấn đề nóng, bức xúc, đáp ứng nguyện vọng của cử tri và nhân dân.
Theo dòng thời sự

Tổng thư ký QH Bùi Văn Cường: Những vấn đề chất vấn bám sát thực tiễn, đúng và trúng

Lam Thanh 30/05/2024 12:02

Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng các vấn đề chất vấn được lựa chọn bám sát thực tiễn, “đúng” và “trúng” những vấn đề nóng, bức xúc, đáp ứng nguyện vọng của cử tri và nhân dân.

Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 30.5, Quốc hội nghe Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày tờ trình tóm tắt về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025.

Đánh giá khái quát về kết quả thực hiện chương trình giám sát năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết hoạt động giám sát đã đạt được những kết quả quan trọng với nhiều đổi mới, cải tiến, bảo đảm tiến độ và chất lượng.

cuong-1.jpeg
Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo trước Quốc hội - Ảnh: VPQH

Theo đó, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về hoạt động giám sát không ngừng được tăng cường. Trong đó, đáng chú ý là việc Quốc hội ban hành nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm để kịp thời thể chế hóa các quy định của trung ương.

“Các vấn đề chất vấn được lựa chọn bám sát thực tiễn, “đúng” và “trúng” những vấn đề “nóng”, bức xúc nổi lên, đáp ứng nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước. Kết thúc các phiên chất vấn, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 4 nghị quyết đối với 10 lĩnh vực”, ông Cường nêu.

Ngoài ra, năm 2023, lần đầu tiên Quốc hội thực hiện giám sát đồng thời 3 chương trình mục tiêu quốc gia ngay trong giai đoạn triển khai thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Đặc biệt, trên cơ sở kết quả giám sát, Quốc hội đã xem xét, thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại kỳ họp bất thường lần thứ 5.

Năm 2024, Quốc hội thực hiện giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” ngay sau khi Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi) được thông qua để góp phần đưa các luật này sớm đi vào cuộc sống.

cuong-2.jpeg
Quốc hội thảo luận tại hội trường - Ảnh: VPQH

Ông Cường cũng cho biết hoạt động lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành cẩn trọng, bảo đảm nghiêm túc, theo quy định của pháp luật. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm giúp cho những người được lấy phiếu thấy rõ mức độ tín nhiệm của mình để có phương hướng tiếp tục rèn luyện, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác, phấn đấu hoàn thành tốt hơn trọng trách được Đảng, nhân dân và Quốc hội tin tưởng giao phó; đồng thời là một kênh thông tin quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá cán bộ.

Ngoài ra, Quốc hội đã dành 2 ngày rưỡi để xem xét và tiến hành chất vấn việc thực hiện của các cơ quan liên quan tới 21 lĩnh vực được nêu trong 10 nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn trong nhiệm kỳ khóa 14 và đầu nhiệm kỳ khóa 15. Đây là lần đầu trong nhiệm kỳ khóa 15 và là lần thứ 4 trong các nhiệm kỳ Quốc hội triển khai hoạt động này.

“Khác với 3 phiên xem xét việc thực hiện trước đây, tại kỳ họp thứ 6 có sự đổi mới trong cách thức tổ chức chất vấn. Theo đó, các vấn đề chất vấn được nhóm lại thành 4 nhóm lĩnh vực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đặt câu hỏi và trả lời chất vấn, vừa bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, vừa bao quát được các lĩnh vực thuộc phạm vi giám sát”, ông Cường nêu.

Tổng thư ký Quốc hội Văn Cường khẳng định việc xem xét báo cáo của các cơ quan được thực hiện một cách thực chất, trách nhiệm, hiệu quả, được các đại biểu quốc hội thảo luận kỹ lưỡng với yêu cầu đổi mới theo hướng trọng tâm, tập trung vào các vấn đề lớn và quan trọng, nêu bật được các vấn đề cụ thể.

Cũng theo báo cáo, lần đầu tiên Quốc hội tổ chức thảo luận tại hội trường về báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri; lần đầu tiên trong nhiệm kỳ này, Quốc hội tiến hành thảo luận báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội.

Hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm chỉ đạo với nhiều giải pháp đồng bộ, đổi mới thiết thực, hiệu quả. Trên cơ sở giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng thư ký Quốc hội tham mưu cho Đảng đoàn Quốc hội gửi Báo cáo kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội năm 2022 trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư để tiếp tục nhận sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo.

Đặc biệt, năm 2024 là năm đầu thực hiện Nghị quyết hướng dẫn tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng thư ký Quốc hội phối hợp với các cơ quan của Quốc hội thực hiện việc điều hòa hoạt động giải trình cụ thể, chi tiết.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thư ký QH Bùi Văn Cường: Những vấn đề chất vấn bám sát thực tiễn, đúng và trúng