Ngày 8.8, Quốc hội Nam Phi sẽ "bỏ phiếu bí mật" để có thể bãi nhiệm Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma, người dính líu nhiều vụ tham nhũng nghiêm trọng.

Tổng thống Nam Phi có thể mất chức vì ‘phiếu bí mật’

Trần Trí | 08/08/2017, 17:52

Ngày 8.8, Quốc hội Nam Phi sẽ "bỏ phiếu bí mật" để có thể bãi nhiệm Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma, người dính líu nhiều vụ tham nhũng nghiêm trọng.

Đây sẽ là bài thuốc thử về tinh thần đoàn kết của đảng cầm quyền Đại hội dân tộc Phi (ANC) khi nhiều đảng viên cấp cao ngày càng chỉ trích ông Zuma.

Hình thức "bỏ phiếu bí mật"sẽ cho phép các đảng viên này bãi nhiệm Tổng thống Zuma, theo hãng tin Al Jazeera.

Quyết định tổ chức "bỏ phiếu bí mật"được Chủ tịch Quốc hội Nam Phi Baleka Mbete tuyên bố ngày 7.8, sau khi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết rằng có thể tiến hành hình thức bỏ phiếu bất tín nhiệm này.

Hồi tháng 6, cấp tòa cao nhất Nam Phi này nói tùy ý Chủ tịch Quốc hội quyết chọn hình thức này hay không.

Bà Mbete là một đồng minh thân cận của ông Zuma, nói quyết định của bà chứng minh Quốc hội chịu trách nhiệm trước nhân dân:“Nhân dân Nam Phi trông chờ Quốc hội chỉ đường trong những giai đoạn thách thức. Nhân dân Nam Phi cũng trông mong Quốc hội phát đi những tín hiệu của sự hy vọng”.

Từ nhiều tháng qua, các đảng đối lập vận động tổ chức một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm nặc danh, để “che chắn” cho các đảng viên ANC bất mãn Zuma nhưng sợ phải chống lại vị chủ tịch đảng trong một cuộc bỏ phiếu công khai.

Đảng đối lập chính ở Nam Phi là Liên minh dân chủ (DA) tuyên bố cuộc bỏ phiếu này là “cơ hội cho tất cả chúng ta đứng lên chống tham nhũngvà lật đổ Tổng thống Zuma cùng chính phủ của ông ta”.

Thủ lĩnh DA Musi Maimane kêu gọi các nghị sĩ ANC bỏ phiếu bãi nhiệm ông Zuma.

Thủ lĩnh Mosiuoa Lekota của đảng Quốc hội vì nhân dân (đối lập) nói hình thức bỏ phiếu kín là “một vụ động đất”, đặt trách nhiệm bỏ phiếu bất tín nhiệm lên vai các nam-nữ nghị sĩ.

Quốc hội Nam Phi có 400 ghế, với ANC chiếm 249 ghế, nhưng nhiều người đã công khai rằng họ sẽ bỏ phiếu chống ông Zuma.

DA đã đề xuất hình thức "bỏ phiếu bí mật", có 201 nghị sĩ. Họ cần hơn 60 nghị sĩ ANC về phevới họ để có thể bãi nhiệm Tổng thống Zuma.

Nếu như DA đạt mục tiêu, ông Zuma cùng toàn bộ nội các -kể cả các thứ trưởng -sẽ phải từ chức, bà Mbete trở thành Tổng thống tạm quyền, dù ông Zuma có thể tiếp tục làm chủ tịch đảng ANC.

Tuy nhiên,ANC tin tưởng ông Zuma sẽ tiếp tục nắm quyền lực cho đến khi mãn nhiệm kỳ.ANC kêu gọi các đảng viên tận dụng thế đa số ở Quốc hội Nam Phi để giúp ông tiếp tục ngồi ghế Tổng thống.

Trong một tuyên bố ngày 4.8, thủ lĩnh ANC Jackson Mthembu ở Quốc hội Nam Phi cảnh cáo: ủng hộ vụ bãi nhiệm này chẳng khác ném một quả bom hạt nhân xuống quê hương chúng ta”.

Ông cũng nói “chỉ có một đảng bị phù thủy ám mới bỏ phiếu chống chính tổng thống của đảng”

Theo báo Independent,trong vài tuần qua, 2 chính khách ANC công khai tuyên bố sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm ông Zuma đã bị đảng cầm quyền kỷ luật.

Ông Zuma nắm quyền lực từ năm 2009, dính líu nhiều vụ tai tiếng tham nhũngtrong lúc kinh tế suy thoái và nạn thất nghiệp tăng kỷ lục. Nhưng ông vẫn vượt quasau 5 lần bỏ phiếu bất tín nhiệm công khai trước đó.

Vị Tổng thống 75 tuổi có thể sẽ thôi làm chủ tịch ANC từ tháng 12.2017, vàsẽ thôi làm tổng thống trước cuộc tổng tuyển cử năm 2019để giảm sức ép cho ANC.

Vĩnh Thụy (theo New York Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Nam Phi có thể mất chức vì ‘phiếu bí mật’