Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ở mức trên 7-8% từ 1.7.2022.

Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất tăng lương tối thiểu vùng trên 7-8% từ ngày 1.7.2022

PV | 12/04/2022, 10:50

Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ở mức trên 7-8% từ 1.7.2022.

Sáng 12.4, Hội đồng Tiền lương quốc gia họp phiên thứ 2 dưới sự chủ trì của ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia, để tiếp tục thảo luận, thương lượng về việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động tại doanh nghiệp. Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ở mức trên 7-8% từ 1.7.2022.

Ông Ngọ Duy Hiểu cũng cho rằng hiện nay, kinh tế đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ, trong khi đó, người lao động hết sức khó khăn do tác động của dịch COVID-19 cùng với giá cả leo thang. Lúc này, buộc phải đề xuất tăng lương tối thiểu. Đây là động lực giúp người lao động vượt khó khăn, tích cực đóng góp vào sự phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức lao động.

Theo đại diện lãnh đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, có nhiều lý do nên tăng lương cho người lao động từ 1.7.2022. Trước hết, căn cứ Điều 91 Bộ luật Lao động 2019: “Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội”

Căn cứ theo Nghị quyết Số 27-NQ/TW ngày 21.5.2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và NLĐ trong doanh nghiệp, từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với NLĐ và đại diện tập thể NLĐ; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.

Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội: GDP tăng khoảng 6,0 – 6,5% theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của Quốc hội, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; năng suất lao động xã hội tăng khoảng trên 5%.

Căn cứ vào tỷ lệ chi phí lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm của một số nước trên thế giới tương đồng với Việt Nam.

Cần điều chỉnh mức lương tối thiểu để đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động trong bối cảnh gần 2 năm Chính phủ chưa điều chỉnh mức lương tối thiểu.  Lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng gần nhất là từ ngày 1.1.2020 với vùng I là 4,42 triệu đồng; vùng II 3,92 triệu; vùng III 3,42 triệu và vùng IV 3,07 triệu đồng.

2 năm qua, người lao động đã rất chia sẻ với doanh nghiệp, đồng hành, nỗ lực cùng với doanh nghiệp để vượt qua mọi khó khăn, dịch bệnh, ổn định tình hình sản xuất kinh doanh. Về phía doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm để bù đắp tiền lương, thu nhập đảm bảo đời sống cho người lao động.

Theo đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam, người lao động (NLĐ) cần được chia sẻ khó khăn sau thời gian kiệt quệ vì dịch bệnh và bão giá. Việc tăng lương có lợi cho cả doanh nghiệp và NLĐ.

"Việc tăng lương tối thiểu vùng mang lại quyền lợi cho cả 2 bên là chủ sử dụng lao động và người lao động. Thực tế càng lúc khó khăn càng phải an dân, tạo niềm tin cho người lao động"- ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

Cùng với việc chống dịch hiệu quả và khả năng phục hồi của nền kinh tế trong năm 2022, phía Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng việc tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.2022 là có thể thực hiện được.

"Nếu không đạt được kỳ vọng, có thể Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ phải nhóm họp thêm các phiên họp để thương lượng", đại diện phía Tổng LĐLĐ Việt Nam cho hay.

Trước đó, tại phiên họp lần thứ nhất diễn ra chiều 28.3, đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại diện cho người sử dụng lao động, đề nghị tăng lương từ ngày 1.1.2023.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất tăng lương tối thiểu vùng trên 7-8% từ ngày 1.7.2022