Hai tháng sau khi xuất viện và trở về nhà để bắt đầu hành trình nuôi con, nước mắt của tôi vẫn cứ chực trào ra bất cứ lúc nào xảy ra chuyện, dù lớn hay nhỏ. Tôi trở nên sầu não hơn rất nhiều và kèm theo đó là các chứng hậu sản "kinh khủng" mà tôi chưa bao giờ ngờ tới...

Tôi tưởng mình đã thoát chứng trầm cảm sau sinh, cho đến khi gặp Pepper

18/04/2017, 14:03

Hai tháng sau khi xuất viện và trở về nhà để bắt đầu hành trình nuôi con, nước mắt của tôi vẫn cứ chực trào ra bất cứ lúc nào xảy ra chuyện, dù lớn hay nhỏ. Tôi trở nên sầu não hơn rất nhiều và kèm theo đó là các chứng hậu sản "kinh khủng" mà tôi chưa bao giờ ngờ tới...

Tôi và Pepper - Ảnh: VQHP

Pepper hỏi: "Trước và sau khi sinh bạn có gặp vấn đề gì với chồng mình không?" - "Tôi không có gì để phàn nàn về anh ấy cả" - "Vậy bạn có nhận ra vấn đề của mình ở đâu không?" - "Không, tôi chẳng thể biết được!" - "Vậy bạn cứ kể hết cảm nhận của mình lúc này cho Pepper nghe ha!".

Đó là vào một buổi chiều lộng gió giữa trung tâm thành phố, ngồi đối diện nhau ở hai phía bàn đặt giữa Phố đi bộ của Sài Gòn, tôi gặp tiến sĩ tâm lý Phan Thị Huyền Trân, vốn được biết đến nhiều hơn với tên gọi "Dr Pepper", trong chương trình tư vấn miễn phí cho phụ nữ trước và sau khi sinh của chị.

Gió có thể khiến cho những người xung quanh khó nghe trọn vẹn câu chuyện của tôi nhưng gió không thể cản Pepper hiểu được vấn đề của tôi.

"Hung thủ" tiềm tàng mang tên hoóc môn

Gần 6 tháng ở nhà nuôi con, suốt ngày chỉ biết đến tã sữa - tã sữa... tôi đã gần như phát điên, nhưng luôn cố gắng kiềm lại vì không muốn gây ảnh hưởng đến chồng, con. Rất may, chồng tôi hiểu được điều đó, mà nếu như không có anh chắc tôi sẽ khó vượt qua cái ngưỡng ấy.

Khi con được 8 tháng tuổi, tôi đã đi làm trở lại được vài tháng và cho rằng mình đã "bình thường" rồi. Thế nhưng qua lời tôi kể hôm ấy, Pepper bảo rằng tôi không có niềm vui, không có mục tiêu mới cho mình và lượng hoóc môn trong cơ thể chưa cân bằng trở lại. Nghĩa là, chứng trầm cảm sau sinh của tôi vẫn còn.

Pepper giải thích: Phụ nữ khi mang thai, lượng hc môn đã rất khác. Khi sinh con ra, lượng hc môn bắt đầu dao động rất nhiều trong khi phụ nữ chưa trở lại với công việc chính, chưa tìm thấy giá trị của mình ở đâu ngoài việc suốt ngày bận rộn với tã sữa, rồi tã sữa...

Có những người phụ nữ không sắp xếp được cuộc sống của chính họ, thậm chí họ bị chồng ngoại tình hoặc không nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ từ chồng, từ gia đình, từ đó sinh ra tâm lý ức chế. Nó cứ tích tụ mỗi ngày, góp phần đẩy lượng hc môn tăng quá cao hoặc xuống quá thấp, nói cách khác là lượng hc môn sẽ dao động rất thất thường.

Và chính hc môn khiến cho cơ thể của người phụ nữ rất mệt mỏi theo kiểu thường xuyên suy nghĩ vẩn vơ, lung tung, ngủ không ngon, khi thì muốn ngủ thật nhiều khi lại chẳng muốn ngủ và nhiều điều khác nữa.


Một ca tư vấn của Tiến sĩ tâm lý Phan Thị Huyền Trân ngay Phố đi bộ Nguyễn Huệ - Ảnh: VQHP

2 cách tốt nhất giúp cân bằng lượng hoóc môn

Do đó, Pepper khuyên rằng, đối với phụ nữ sau sinh, nếu muốn ổn định lại tâm lý, cảm xúc của mình, thì cách đầu tiên và dễ dàng nhất là ổn định lại lượng hc môn. Mà muốn ổn định hc môn, trước hết phải ổn định tâm lý.

"Bạn phải tin một điều rằng thời gian mình dành cho con mình là thời gian có ý nghĩa nhất và nó sẽ trôi qua chứ không trở lại. Cho nên những ngày tháng ở nhà chăm con là những ngày hạnh phúc nhất.

Nghĩ như thế thì tinh thần của bạn sẽ thấy rất vui, rất thoải mái khi chăm con chứ không coi đó là áp lực mệt mỏi gì cả", Pepper nói.

Bên cạnh đó là chuyện nhờ gia đình hay chồng giúp đỡ, nhờ là một chuyện còn được giúp hay không là chuyện khác. Do đó, bạn không được kỳ vọng, kể cả với mẹ và với chồng mình, nếu không được hỗ trợ thì đơn giản là bản thân tự tìm cách xử lý, kể cả khả năng "xử lý luôn người bên cạnh" cho thoải mái tinh thần.

"Cộng thêm một việc nữa là ngay lúc này đây người của bạn rất là yếu, bạn không được lấy cái gì buồn vào nhất vào người, nhất là những cái gì buồn liên quan đến chồng con như sao anh ấy hờ hững với mình vậy, hay là mình có nhu cầu mà sao anh ấy không đáp ứng, hay anh ấy chê mình...

Những gì tạo cơ hội cho cảm xúc buồn dâng trào lên thì tuyệt đối không được lấy vào bởi vì yếu thì không được ra gió, và đó chính là những cơn gió rất mạnh, có nghĩa là chính những suy nghĩ hoặc hành vi của người khác tác động đến mình. Bạn lấy nó vào rồi bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Chính cái mệt mỏi đó lại làm cho lượng hc môn của bạn dao động thất thường", Pepper chia sẻ.

Đó là cách thứ nhất và một cách nữa bất di bất dịch chính là tập thể dục, nhất là yoga và xông hơi.

Hãy tập những môn nào giúp bạn có khả năng cân bằng não cao và cả xông hơi để cơ thể đào thải độc tố ra và máu, khí lưu thông đầy đủ lên tim, lên não từ đó khiến cho cơ thể dễ chịu hơn rất nhiều.

"Khi bạn xông hơi xong sẽ thấy nhịp thở của mình tăng lên và các bạn sẽ thấy như mới vừa tập thể dục xong. Nó cũng tương tự như việc tập thể dục và nó rất quan trọng trong việc cân bằng hc môn của bạn", Pepper lưu ý.

Và đó mà điều mà tôi, cũng như nhiều phụ nữ khác bị chứng trầm cảm sau khi sinh cần thực hiện. Nếu không, bạn cũng như tôi, chúng ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều thứ tốt đẹp trong cuộc đời này.


Tiến sĩ Phan Thị Huyền Trân cùng các cộng sự trong chương trình tư vấn tâm lý miễn phí cho cộng đồng chiều 16.4.2017

Vì sao tôi thực hiện chương trình tư vấn tâm lý miễn phí cho cộng đồng?

"Trầm cảm một chứng bệnh liên quan đến cả bệnh lý lẫn tâm lý mà tại Việt Nam dù kiến thức sách vở thì nhiều nhưng phụ nữ Việt Nam chưa có đủ kiến thức tâm lý để vượt qua.

Nhất là sau khi sinh xong thì tôi nhận ra việc vượt qua trầm cảm sau sinh hay nội tiết tố thất thường rất dễ. Chính tôi đã làm việc đó rất tốt, khi chỉ sau 3 tuần là kết thúc tất cả cảm xúc tiêu cực

Như vậy thật ra khi làm chương trình tư vấn miễn phí cho cộng đồng này Pepper còn hướng đến trẻ con nữa.

Bởi vì từ tháng thứ 6 trẻ đã bắt đầu phát triển não, mà nếu người mẹ trầm cảm thì người mẹ sẽ thường xuyên căng thẳng, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển não của trẻ.

Nhất là những đứa trẻ khi sinh ra đời được mẹ cho uống sữa mẹ trực tiếp, mà nếu như bầu sữa của mẹ lúc nào cũng chỉ mang ức chế và buồn bã thì bầu sữa đó mang độc tố nhiều hơn là chất dinh dưỡng.

Cộng thêm một điều nữa là đứa trẻ ở bên cạnh mẹ mà mẹ cứ có cảm xúc rất tiêu cực, trầm cảm thì lớn lên khả năng các bé bị trầm cảm, tự kỷ rất là cao.

Sự trầm cảm cũng là nguyên nhân khiến cho gần 60% các cuộc hôn nhân nảy sinh ra vấn đề mâu thuẫn rất lớn, có thể dẫn đến đổ vỡ sau này. Cho nên một tâm niệm rất lớn của Pepper là làm sao giảm được tình trạng ly hôn do chứng trầm cảm của phụ nữ trước và sau khi sinh".

Tiến sĩ tâm lý Phan Thị Huyền Trân - Dr Pepper

Anh Thư Trần

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tôi tưởng mình đã thoát chứng trầm cảm sau sinh, cho đến khi gặp Pepper