Cộng đồng LGBT (Đồng tính, song tính và chuyển giới) tại Đông Nam Á hiện vấp phải rất nhiều khó khăn và thử thách trong bối cảnh thiếu hụt những quy định chống kỳ thị và tiếp cận y tế.

Tình trạng báo động của người LGBT tại Đông Nam Á

Một Thế Giới | 06/11/2015, 07:35

Cộng đồng LGBT (Đồng tính, song tính và chuyển giới) tại Đông Nam Á hiện vấp phải rất nhiều khó khăn và thử thách trong bối cảnh thiếu hụt những quy định chống kỳ thị và tiếp cận y tế.

"Thế giới phương Tây cảm thấy khó hiểu khi Đông Nam Á lại lạc hậu trong vấn đề LGBT và nhân quyền đến như vậy. Họ đã không hiểu được tính phức tạp của sự đàn áp tại đây", nhà vận đông quyền LGBT Jean Chong cho biết.
Jean Chong hiện hoạt động tại Singapore - 1 trong 4 quốc gia Đông Nam Á vẫn còn xem quan hệ đồng tính là hành vi phạm pháp. "Singapore là một minh chứng cho việc phát triển kinh tế nhưng lại thiếu sót về phương diện nhân quyền. Và điều đáng buồn nhất chính là những quốc gia khác như Trung Quốc, Lào và Nga đều đang muốn đi theo dấu chân của Singapore", cô nói.
Ky thi dong tinh, cong dong LGBT
 Jean Chong
Tổ chức Sayoni đã và đang thu thập những vụ việc về nạn kỳ thị và bạo hành đối với cộng đồng LGBT tại Singapore trong nhiều năm qua. 
"Rất đau lòng", Chong nói. "Có rất nhiều vụ bạo hành mà không ai biết đến, đặc biệt là khi nó diễn ra tại gia đình. Những màn cưỡng hiếp nhằm chữa trị hay đuổi ra khỏi nhà thường xuyên xảy ra. Một cô bé từng kể với tôi rằng cô bị bạn của anh trai cưỡng hiếp nhưng khi báo với ba mẹ thì họ lại nói rằng cô đáng thế vì cô là người đồng tính nữ. Có vô vàn những chuyện đáng sợ như thế. Bạo lực dần trở thành bình thường".
Bản thân Chong cũng thường xuyên bị kỳ thị nơi công cộng. 
"Trông tôi khá nam tính. Nhiều người từng đến trước mặt tôi và nói rằng tôi nên bị đánh", Chong cho biết những chuyện như vậy không phải là hiếm ở Singapore. 
Ky thi dong tinh, cong dong LGBT
 Sự kiện PinkDot tại Singapore
Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á dù có khác biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa và lịch sử nhưng đều có chung một vấn đề là nạn kỳ thị cộng đồng LGBT đang diễn ra hằng ngày.
"Nếu nhìn vào các nước như Brunei, Singapore, Malaysia, Myanmar, và cả Lào thì sẽ thấy ngay sự lạc hậu trong vấn đề quyền LGBT… nhưng cả với những nước tiến bộ hơn thì vẫn còn nhiều vấn đề khác. Nhiều phụ nữ nam tính bị giết hại ở các vùng nông thôn Thái Lan, còn ở Philippines, phụ nữ chuyển giới lại là mục tiêu của nhiều đối tượng", Chong nói.
Hiện nay, quan hệ đồng tính vẫn bị khép tội ở Brunei theo luật Sharia của đạo Hồi với mức án phạt cao nhất là ném đá đến chết. Còn các nước như Singapore, Malaysia và Myanmar vẫn còn tuân thủ các luật cấm quan hệ đồng tính từ thời thuộc địa. 
Chưa có quốc gia Đông Nam Á nào có quy định hay luật lệ chống lại tình trạng kỳ thị dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới cũng như hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Các cặp đồng tính ở đây không được phép nhận con nuôi. Thậm chí, tại nhiều quốc gia, phụ nữ đơn thân cũng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề thụ tinh nhân tạo. Tương tự, các vấn đề liên quan đến phẫu thuật chuyển giới cho người chuyển giới cũng còn rất hạn chế.
Ky thi dong tinh, cong dong LGBT
 Một đôi đồng tính nữ ở Phillpines
Gần đây tại Philippines đã bùng nổ vụ việc một phụ nữ chuyển giới bị sát hại bởi một quân nhân Mỹ. Người này thừa nhập đã bóp cổ cô đến chết khi phát hiện ra cô có bộ phận sinh dục nam. Còn tại Malaysia, chính trị gia Anwar Ibrahim vừa bị kết án 5 năm tù vì có quan hệ tình dục đồng giới. Ở Myanmar lại có một thành viên chính phủ khẳng định rằng chính phủ nước này "thường xuyên can thiệp" để "người đồng tính bị cảnh sát chế ngự".
"Kỳ thị là một vấn nạn chung của cộng đồng LGBT tại ASEAN", Edmund Settle - một cố vấn luật pháp của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tại Bangkok nói.
Settle cũng là một trong những người điều phối một dự án mới của UNDP và U.S. Agency for International Development, nhằm tổng hợp và đánh giá tình trạng quyền LGBT tại châu Á. Một vài quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan và Philippines cũng được đề cập đến trong nghiên cứu này.
Các nhà vận động quyền trong khu vực ASEAN cho biết mục tiêu ưu tiên của họ là đẩy mạnh hình ảnh của cộng đồng LGBT cũng như đấu tranh cho sự ra đời của các quy định chống kỳ thị. 
Theo Ging Cristobal, một nhà vận động quyền của tổ chức OutRight Action International tại thành phố Manila, cho biết: "Tôi luôn phải nhấn mạnh rằng cứ mỗi một ngày chúng ta không bảo vệ được người LGBT thì sẽ có người chết, có người phải hoạt động mại dâm, có người phải phạm pháp để kiếm sống. Lý do là vì chúng ta không có kĩ năng hay phương tiện để làm việc tốt hơn".
Tuy nhiên. các thách thức mà các nhóm vận động quyền đang đối mặt không hề đơn giản. Trong khắp khu vực vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như tình trạng độc tài, tham nhũng và bất ổn chính trị, đó là còn chưa kể đến việc phớt lờ hay lạm dụng nhân quyền.
Thế nhưng cùng với những cuộc đấu tranh đã và đang diễn ra khắp thế giới, các nhà vận động quyền trong khu vực vẫn một mực giữ vững quyết tâm tạo ra sự đổi mới.
"Các nhà vận động quyền hiện đang làm việc không ngừng nghỉ khắp ASEAN", Kyle Knight, một nghiên cứu sinh về quyền LGBT tại tổ chức Human Rights Watch nói. "Họ đang phải đối mặt với các vấn đề lớn lao cả về phương diện pháp luật lỗi thời lẫn những nguy hại của tình trạng kỳ thị. Họ thật sự là những người vô cùng dũng cảm".
Toàn Tăng (Theo Huffington Post)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tình trạng báo động của người LGBT tại Đông Nam Á