Nói về Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhận định tinh thần ở Chính phủ, một số bộ ngành thì hừng hực nhưng xuống địa phương thì một số nơi làm chưa tốt, nhiều nơi còn “lạnh lẽo”.

Tinh thần ở Chính phủ thì hừng hực, xuống địa phương thì 'lạnh lẽo'

Anh Thư biên tập từ VGP | 09/02/2017, 14:58

Nói về Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhận định tinh thần ở Chính phủ, một số bộ ngành thì hừng hực nhưng xuống địa phương thì một số nơi làm chưa tốt, nhiều nơi còn “lạnh lẽo”.

Sáng 9.2, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đã chủ trì cuộc họp để chuẩn bị cho Hội nghị lần thứ 2 của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp trong nhiệm kỳ Chính phủ của Quốc hội khóa XIV.Tham dự Hội nghị có đại diện các bộ, ngành Trung ương, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp dự kiến tổ chức vào cuối tháng 3.2017 tại Hà Nội là 1 trong 4 hội nghị quan trọng nhất của Chính phủ trong năm 2017 .

Tại cuộc họp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Tiếp đó, đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp và VCCI báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết35,ra đời sau Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp lần thứ nhất vào dịp 30.4.2016 tại TP.HCM.

2016 là năm kỷ lục về số doanh nghiệp thành lập mới

Theo đánh giá chung của hai cơ quan trên, Nghị quyết35đã đạt được kết quả quan trọng, nhất là tạo dựng niềm tin của cộng đồng doanh nghiệpvào cam kết về Chính phủ kiến tạo, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệpphát triển, có chuyển dịch tư tưởng, nhận thức trong bộ máy công quyền ở cả Trung ương và địa phương với tinh thần phục vụ, hỗ trợ doanh nghiệpphát triển.

Chính vì vậy năm 2016 là năm kỷ lụcvề số lượng doanh nghiệpthành lập mới và số vốn đăng ký khi có hơn 110.100 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký hơn 891.000 tỉđồng, tăng 49% so với cùng kỳ. Bình quân 1 doanh nghiệp thành lập mới có vốn đăng ký 10 tỉ đồng, tăng 40,9%. Về đầu tư nước ngoài, số dự án mới tăng 23,3%, tổng vốn đăng ký 26,89 tỉ USD, tăng 11,5%, vốn giải ngân đạt 15,8 tỉ USD, tăng 9% là mức giải ngân vốn cao nhất từ trước tới nay.

Tuy nhiên, hai cơ quan trên cũng chỉ ra vấn đề khi thực hiện Nghị quyết 35 là một số bộ, ngành, địa phương thực hiện không tích cực.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI: Tinh thần hừng hực trong Chính phủ, một số bộ, ngành nhưng xuống địa phương thì một số nơi làm chưa tốt và nhiều nơi còn “lạnh lẽo”. Tinh thần cải cách chưa chuyển được xuống cấp cơ sở, các cán bộ công chức làm việc hằng ngày với người dân và doanh nghiệp. Tình trạng Nghị quyết 35 đang là “nóng trên lạnh dưới”, ông Lộc nói.

Với tư cách người đứng đầu cơ quan đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc đánh giá Bộ Tài chính là cơ quan tiên phong trong thực hiện Nghị quyết 35 với những cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan. Thứ hai là Bộ Công an về chính sách visa điện tử - sáng kiến kỹ thuật quan trọng thúc đẩy du lịch - đầu tư.

Các báo cáo cũng dự đoán tới năm 2020, cả nước sẽ đạt và vượt mốc hơn 1 triệu doanh nghiệphoạt động theo mục tiêu Nghị quyết 35 đặt ra.

Phải khơi thông được 5 loại thị trường

Phát biểu khai mạc cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị trên cơ sở các báo cáo, các bộ ngành thảo luận về nội dung của Hội nghị, địa điểm tổ chức và thành phần tham dự cuộc họp quan trọng này của Thủ tướng Chính phủ.

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ ngành thảo luận, đánh giá kỹ hơn về sự phát triển về số lượng, đặc biệt là chất lượng sản xuất, kinh doanh của các loại hình doanh nghiệpnói chung. “Phải đánh giá kỹ hơn bao nhiêu doanh nghiệpđang hoạt động và đăng ký mã số thuế; bao nhiêu doanh nghiệpphát sinh thuế, làm ăn có lãi so với năm 2016?”, Phó Thủ tướng nêu rõ và yêu cầu các bộ, ngành cũng cần đánh giá rõ về lợi nhuận doanh nghiệptạo ra hàng năm cùng với tiền lương, thu nhập của người lao động để nhận diện rõ được sức khỏe của cộng đồng doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng cũng đặt vấn đề Nghị quyết 35 của Chính phủ cần tập trung thêm vấn đề gì hay tiếp tục chỉ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Theo Phó Thủ tướng: Nền kinh tế bao gồm 5 loại thị trường là vốn, hàng hóa - dịch vụ (bao gồm trong nước và xuất khẩu, biên mậu), bất động sản, khoa học công nghệ, lao động và việc Chính phủ khơi thông 5 loại thị trường là rất quan trọng. Nếu không khơi thông được 5 loại thị trường này thì doanh nghiệpcó ra đời cũng khó phát triển. Nên cần phải xem các nút thắt thị trường ở đâu để gỡ bỏ ngay.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành thảo luận về trách nhiệm của Chính phủ, doanh nghiệpvà người lao động trong việc nâng cao chất lượng, năng suất lao động để tăng thu nhập của người lao động.

“Đó là các nội dung quan trọng cần đánh giá, nhận diện và đề ra biện pháp thực hiện trong năm 2017”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, ngành.

PV
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tinh thần ở Chính phủ thì hừng hực, xuống địa phương thì 'lạnh lẽo'