Theo nhiều chuyên gia bất động sản, năm 2018, thị trường có thể tiếp tục phục hồi. Tuy nhiên, việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tín dụng sẽ gây khó khăn cho nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp địa ốc khiến thị trường đối mặt với khó khăn thiếu vốn.

Tín dụng bị 'siết': Cơ hội để sàng lọc doanh nghiệp địa ốc?

Phan Diệu | 18/02/2018, 16:35

Theo nhiều chuyên gia bất động sản, năm 2018, thị trường có thể tiếp tục phục hồi. Tuy nhiên, việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tín dụng sẽ gây khó khăn cho nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp địa ốc khiến thị trường đối mặt với khó khăn thiếu vốn.

Doanh nghiệp địa ốc gặp khó do tín dụng bị siết

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành nhiều chính sách siết tín dụng bất động sản. Điều này khiến các doanh nghiệp địa ốc khó tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ngân hàngdo NHNNtiếp tục thực hiện lộ trình hạn chế dần nguồn tín dụng vào thị trường bất động sản.

Theo dự thảo sửa đổi Thông tư 36 thì từ năm 2018NHNN sẽ giảm tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, đồng nghĩa với việc các nhà băng phải "siết hầu bao"cho vay lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên sau đó, NHNN đã lùi thời hạn siết sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn xuống 40% sẽ lùi lại tới đầu năm 2019.

Mặc dù vậy, dự thảo Thông tư 36 của NHNN sẽ áp tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn chỉ còn 45% từ đầu năm 2018 thay vì 50% như trước.

Mới đây, NHNN cũng đã có công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh; hạn chế mức độ tập trung tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, xây dựng; đồng thờigiám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn cho vay tiêu dùng nhưng thực chất là để đầu tư, kinh doanh bất động sản.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA)đánh giá thị trường sẽ có nhiều thách thức do những quy định trên. Thế nhưng, đây cũng là cơ hội để tái cấu trúc doanh nghiệp, cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư kinh doanh nhằm phát triển doanh nghiệp và thị trường bất động sản ngày càng minh bạch, lành mạnh và bền vững.

“Việc giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay tín dụng đang ngày càng hạn chế vừa làthách thức nhưng cũng là cơ hội để tái cấu trúc doanh nghiệp, cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư kinh doanh nhằm phát triển doanh nghiệp và thị trường bất động sản ngày càng minh bạch, lành mạnh và bền vững”, ông Châu nói.

Tương tự, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nhận địnhtrong bối cảnh tín dụng chịu nhiều áp lực tăng trưởng như hiện naycộng với nợ xấu vẫn chưa được giải quyết thì việc giãn thời hạn siết sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là cần thiết, giúp ngân hàng giảm bớt áp lực trong việc cho vay các lĩnh vực có kỳ hạn dài, phần lớn nằm trong lĩnh vực bất động sản…

Dù vậy, ông Lực vẫn dự báo thị trường trong năm 2018 sẽ tiếp tục đà khả quan. Việc Chính phủ đang định hướng phát triển 3 đặc khu hành chính - kinh tế đặc biệt tại Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) và việc tạo cơ chế đặc thù phục vụ phát triển cho TP.HCM sẽ có những tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản.

Việc siết tín dụngsẽ khiến nhiều doanh nghiệp địa ốc khó khăn hơn - Ảnh: Phan Diệu

Nguồn vốn nào sẽ đổ vào thị trường?

Theo ông Nguyễn Nam Hiền - Tổng giám đốc Hưng Thịnh Land thìhiện naynguồn vốn chủ lực của doanh nghiệp bất động sản không chủ yếu đến từ ngân hàng mà đến từ nhiều nguồn khác nhưng việc siết tín dụng cho vay bất động sản cũng sẽ khiến doanh nghiệp gặp một phần khó khăn. Trong khi đó cá nhân vay mua bất động sản sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều.

Đại diện An Gia Invesmet cũng nóitín dụng chỉ là một khoản để làm dự án. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã chọn hình thức là ký kết hợp tác với các đối tác nước ngoàihoặc mua bán và sáp nhập (M&A) để huy động vốn. Việc liên kết với những doanh nghiệp có nguồn lực tài chính vững mạnh không những giúp nhiều chủ đầu tư tăng tiềm lực tài chính mà còn giúp thị trường ngày càng minh bạch, bền vững.

Đồng quan điểm, ông Lê Hoàng Châu nói rằng khi nguồn vốn tín dụng vào bất động sản bị siết lại, các doanh nghiệp có tiềm lực, uy tín và thương hiệu sẽ có các cơ hội để huy động từ các nguồn vốn khác, góp phần làm lành mạnh thị trường. Những doanh nghiệp có các chỉ tiêu kinh doanh lợi nhuận tốt, có quỹ đất... vẫn đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng theo chính sách mới hiện nay.

Theo ông Châu, các doanh nghiệp địa ốc cũng cần tăng vốn chủ sở hữu để tăng cường nội lực của doanh nghiệp, đặc biệt là cần hợp tác, liên doanh, liên kết, sáp nhập để hình thành các tập đoàn bất động sản trong nước hùng mạnh. Song song đó, các doanh nghiệp nên lựa chọn đối tác là các doanh nghiệp, quỹ đầu tư nước ngoài có uy tín và năng lực tài chính để hợp tác đầu tư, kinh doanh, phát triển dự án, nhằm tăng cường nguồn lực, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp.

Đây sẽ là quá trình phân loại các chủ đầu tư bất động sản để loại bỏ những đơn vị không đủ năng lực, không phục vụ lợi ích khách hàng ra khỏi thị trường, góp phần làm cho thị trường minh bạch và lành mạnh hơn.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tín dụng bị 'siết': Cơ hội để sàng lọc doanh nghiệp địa ốc?