Trong quý 2.2024, Bộ TT-TT sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các câu chuyện về ứng dụng công nghệ số nhằm thúc đẩy, phát triển kinh tế số, xã hội số tại các vùng nông thôn.
Khoa học - công nghệ

Tiếp tục phổ biến câu chuyện về ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy kinh tế số nông thôn

Nhã Thanh 09/05/2024 19:49

Trong quý 2.2024, Bộ TT-TT sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các câu chuyện về ứng dụng công nghệ số nhằm thúc đẩy, phát triển kinh tế số, xã hội số tại các vùng nông thôn.

Theo số liệu của Bộ TT-TT, trong lĩnh vực Kinh tế số, số lượt doanh nghiệp tiếp cận Chương trình SMEdx là 1.158.807, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số SMEdx là 302.096.

Trong đó, số lượng nền tảng quản trị doanh nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất (70%), các nền tảng nghiệp vụ chuyên ngành (du lịch, vận tải..) chiếm 20%; các nền tảng khách hàng và thị trường chiếm khoảng 8%; các loại nền tảng khác (an ninh an toàn, tư vấn giáo dục...) chiếm khoảng 2%.

Trong lĩnh vực Xã hội số, thời gian qua, hoạt động trên môi trường số của người dân đã quay trở lại, các ứng dụng di động ghi nhận sự tăng trưởng cả về số lượng lượt tải về và doanh thu từ việc sử dụng ứng dụng.

Đáng chú ý, lượt tải ứng dụng mới tăng cao nhất ở nhóm người dùng sử dụng hệ điều hành Android; lĩnh vực tăng trưởng ghi nhận nhiều nhất là các ứng dụng mạng xã hội và trò chơi trực tuyến.

eqrol3llqxzrjrj1ssalgtoyct2bmzr9cl7rle7a.jpg
Người dân có thể thanh toán, mua sắm... trên môi trường số - Ảnh: Internet

Điển hình trong tháng 2.2024, ghi nhận 6 ứng dụng Việt Nam có số lượng tài khoản người dùng hàng tháng cao nhất, gồm Zalo, Zing mp3, Momo, Báo mới, VNeID và MB Bank.

Khoảng 46 ứng dụng có số lượng tài khoản người dùng hàng tháng từ 1-10 triệu. Đứng đầu trong nhóm 46 ứng dụng này là các ứng dụng phục vụ thanh toán, công cụ tìm kiếm, đi lại, truyền hình và mua sắm điện tử.

Đối với vấn đề thương mại hoá 5G, Việt Nam đã và đang nỗ lực cùng với chuyên gia, các thành viên ASEAN xây dựng hướng dẫn cho phát triển hệ sinh thái 5G trong ASEAN. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ nỗ lực cùng với các nước ASEAN xây dựng lộ trình 5G trong ASEAN.

Đối với vấn đề hợp tác số, Bộ TT-TT cho biết Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các nước ASEAN về nhiều công nghệ mới nổi như AI, blockchain, IoT…

Đối với vấn đề kết nối khu vực, Việt Nam cùng với các nước ASEAN thúc đẩy hợp tác giữa các nhà mạng để có được giá cước viễn thông chuyển vùng quốc tế thấp, hướng tới 1 giá cước IMR chung trong ASEAN.

Thời gian qua, Bộ TT-TT đã làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Hiệp hội Thương mại điện tử và một số sàn thương mại điện tử để tiếp tục hỗ trợ đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.

Trong quý 2 năm 2024, Bộ TT-TT sẽ trình Chính phủ Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.

Bộ sẽ ban hành Thông tư quy định về thiết lập, vận hành hệ thống tiếp nhận, tổng hợp dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước.

Đặc biệt, Bộ TT-TT sẽ tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các câu chuyện về ứng dụng công nghệ số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số tại các vùng nông thôn (Làng số).

Bài liên quan
Vùng Đông Nam Bộ là đầu tàu về kinh tế số, khoa học công nghệ của cả nước
Sáng nay 5.5, tại tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ chủ trì hội nghị lần thứ 3 của hội đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 phút trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiếp tục phổ biến câu chuyện về ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy kinh tế số nông thôn