Mặc dù giá cá tra, tôm và và các loại thủy sản tăng so với hồi tháng 3.2016 nhưng sản lượng nuôi trồng thủy sản đã giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Các tỉnh có diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn cũng đang có xu hướng giảm nhiều.

Thủy sản tăng giá nhưng diện tích nuôi có nguy cơ bị thu hẹp

Phan Diệu | 28/04/2016, 12:31

Mặc dù giá cá tra, tôm và và các loại thủy sản tăng so với hồi tháng 3.2016 nhưng sản lượng nuôi trồng thủy sản đã giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Các tỉnh có diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn cũng đang có xu hướng giảm nhiều.

Theo số liệu từBộ NN-PTNT, trong tháng 4, sản lượng nuôi trồng thủy sản của cả nước ước đạt 232.000tấn, giảm 2,4% so với cùng kỳnăm trước.

Khó khăn trên thị trường xuất khẩu khiến nhiều doanh nghiệp ép giá nguyên liệu đầu vào gây khó khăn cho người nuôi. Giá cá tra trong tháng 4 đã có xu hướng tăng so với đầu năm.

Cụ thể, giá cá tra nguyên liệu tại khu vực ĐBSCL trong tháng 4.2016 tiếp tục đà tăng giá của tháng trước. Nếu như đầu tháng 3, giá cá tra chỉ ở mức 19.000 đồng/kg thì sang đầu tháng 4 đã tăng lên 23.000 đồng/kg và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Từ giữa tháng 4.2016, do nhu cầu thu mua đã chững lại nên giá không còn tăng mạnh, hiện giá cá tra nguyên liệu (loại trọng lượng700-900gr/con) ở mức 22.000-23.000 đồng/kg, tăng khoảng 500 đồng/kg so với thời điểm cuối tháng 3.

Mặc dù vậy, với mức giá này, người nuôi quymô nhỏ vẫn chưa có lãi. Do đó, người nuôi tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường mà chưa vội thả nuôi, diện tích nuôi cá tra có xu hướng thu hẹp.

Đáng chú ý, trong khoảng đầu tháng 4, theo thông tin từ Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), nhiều thương lái Trung Quốc đổ xô sang tìm mua cá tra với số lượng lớn. Điều này đã khiến thị trường cá tra xuất khẩu tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long đang trong tình trạng khan hiếm nguồn cung. Chỉ trong vòng 15 ngày qua, giá cá nguyên liệu tăng mạnh từ19.000 đồng/kg lên 22.500 đồng/kg.

Hiện tượng tăng giá này được một số chuyên gia nhận địnhlà chưa phản ánh đúng bản chất thị trường bởi giá hôm nay cao nhưng thời gian sau có thể sụt giảm mạnh. Trong khi đó, quy trình nuôi cá tra xuất khẩu phải mất 8 tháng. Vì vậy, nếu người dânđầu tư với giá cao, đến khi bán với giá thấp, sẽ thua lỗ.

Trước tình trạng cá tra tăng giá mạnh do thương lái Trung Quốc tăng cường thu mua, Tổng cục Thủy sản cảnh báo nông dân cần tỉnh táo trước hiện tượng mua hàng khác lạ của thương lái Trung Quốc, bởi dù nguồn cung đang khan hiếm, giá cá tra đang tăng mạnh, nhưng giá cá tra khó có thể tăng lên mức 27.000 đồng/kg.

Cá tra dù tăng giá, tuy nhiên sản lượng thu hoạch cá tra 4 tháng đầu năm 2016 ở các tỉnh ĐBSCL ước đạt 281.500 tấn, giảm 3% so với cùng kỳ. Trong đó các tỉnh có diện tích và sản lượng lớn lại có xu hướng giảm nhiều như Vĩnh Long giảm 14%, Đồng Tháp giảm 5%, An Giang giảm 16%.

Cùng lúc, điều kiện thời tiết bất lợi như hạn hán, xâm nhập mặn cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến các hộ nuôi tôm. Nhiều diện tích tôm bị thiệt hại do dịch bệnh bởi độ mặn quá cao. Đơn cử, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ước đạt 19.800 ha, giảm 8% so với tháng trước. Sản lượng tôm chỉ đạt 30.604 tấn, giảm 5%.

Diện tích và sản lượng tôm giảm kéo theo giá tôm sú nguyên liệu tại ĐBSCL trong tháng này tăng lên. Tại Cà Mau, tôm sú (cỡ 20 con/kg) hiện ở mức 273.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg; tôm cỡ 30 con/kglà 203.000 đồng/kg, tăng 3.000 đ/kg và tôm cỡ 40 con/kglà 152.000 đồng/kg, tăng 2.000 đ/kg so với thời điểm cuối tháng 3.2016. Giá tôm thẻ chân trắng cũng tăng nhẹ, loại cỡ 70 con/kg ở mức 131.000 đồng/kg, tăng 4.000 đồng/kg, cỡ 100 con/kg là 109.000 đồng/kg, tăng 4.000 đồng/kg.

Chưa kể, theo ghi nhận của báo điện tửMột Thế Giới, từ đầu tháng 4 tới nay, tại các chợ nhỏ lẻ trên địa bàn TP.HCM, mặt hàng tôm cũng tăng giá mạnh. Giá tất cả các loại tôm tại chợ đều tăng đồng loạt thêmtừ 20.000-50.000 đồng/kg.

Tôm thẻ chân trắng cỡ 100 con/kg từ 90.000 đồng/kg tăng lên 120.000 đồng/kg. Tăng mạnh nhất là tôm thẻ cỡ 40 con/kg từ 150.000 đồng/kg lên 180.000 đồng/kg. Tôm thẻ các loại khác tăng bình quân 10.000 – 15.000 đồng/kg. Tôm sú từ 220.000 đồng/kg tăng lên 250.000 đồng/kg. Tôm thẻ Bạc Liêu có giá 150.000 đồng/kg… Theo các tiểu thương, sở dĩ tôm tăng giá mạnh là do sản lượng tôm từ ĐBSCLvề TP.HCM ít đi.

Đặc biệt, tại nhiều tỉnh phía bắc, mặc dù ít bị tác động bởi nguồn cung từ ĐBSCL nhưng giá tôm lại tăng đáng kể. Cụ thể, giá tôm rảo đã tăng lên mức 180.000 - 250.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng đang bán với giá 250.000 đồng/kg. Tôm nước ngọt cũng có giá 250.000 đồng/kg. Giá tôm sú đang bán tới 450.000 đồng/kg. Đây là mức tăng kỷ lục từ trước đến nay.Nguyên do hiện nay đang ở thời điểm cuối vụ, các điểm nuôi tôm ở miền Bắc đã thu hoạch gần hết nên khan hiếm hàng.

Phan Diệu

(Ảnh minh họa)
Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủy sản tăng giá nhưng diện tích nuôi có nguy cơ bị thu hẹp