Hoa thiên lý đã đi vào thơ ca, nhạc họa như một loài hoa mộc mạc, giản dị mà nồng nàn. Những vần thơ, những ca từ với hình ảnh hoa thiên lý khiến người nghe không hỏi bồi hồi nhớ lại những cảm xúc ngọt ngào của một thời trẻ dại, ngây ngô trong tình yêu...
Thì người phụ nữ khi về làm vợ, lại bày tỏ tình cảm một cách thực tế hơn, khi lấy hoa thiên chế biến món ngon để giữ lấy tình yêu của người đàn ông:
Hoa thiên lý giàu dưỡng chất, nên không chỉ được sử dụng làm rau ăn, mà còn chữa một số bệnh cho kết quả khá tốt. Hoa thiên lý có tác dụng giải nhiệt, bổ dưỡng, giúp trẻ chóng lớn, giúp người già giảm chứng phì đại tuyến tiền liệt, tăng cường sức đề kháng cho người sử dụng, điều trị viêm màng kết. Đặc biệt, sự có mặt của chất kẽm còn có thể đẩy chì ra khỏi tinh dịch, hỗ trợ tích cực trong cải thiện tình trạng vô sinh ở nam giới bị nhiễm chì.
Theo bảng “Thành phần hoá học thức ăn Việt Nam” của Bộ Y tế, trong 100g hoa thiên lý chứa 2,9g chất đạm; 2,8g bột đường; 3g chất xơ; 52mg canxi; 53mg phốtpho; 1,2mg sắt; 1,17mg caroten (tiền sinh tố A); 0,19mg vitamin B1; 0,13mg B; 1,1mg PP; 45mg vitamin C.
Nếu dùng hoa Thiên lý cho các bài thuốc phổ biến thì chỉ cần dùng từ từ 30g – 50g.
Một số món ăn ngon, hấp dẫn được chế biến từ hoa thiên lý.
Khi chế biến các món ăn từ hoa thiên lý, cần lưu ý:
- Dùng hoa tươi, rửa sạch, ngâm trong nước muối khoảng 10 phút (hay khử độc bằng ozone).
- Khi xào hoặc nấu canh không nên nấu hoa quá chín, sẽ làm giảm đi các dưỡng chất và nát cánh hoa, mất ngon.
- Hoa Thiên lý rất bình dân rất dễ dùng, có thể ăn sống, luộc, xào hay nấu canh đều được. Hiên có khá nhiều món ăn ngon miệng chế biến từ hoa thiên lý như: Gỏi hoa thiên lý thịt bò, canh nghêu hoa thiên lý, hoa thiên lý xào bò, hoa thiên lý xào tôm, hoa thiên lý xào mực, nhúng lẩu...
-Gia đình có 4 người thì chỉ cần tiêu thụ từ 200g đến 500g/ ngày.
-Để đảm bảo các dưỡng chất cần thiết không bị mất, tốt nhất là dùng hoa thiên lý tươi. Chỉ nên bảo quản, lưu trong ngăn mát tủ lạnh 1- 2 ngày.
Trong thực tế, người viết đã từng tiếp xúc với một số nhà vườn trồng hoa thiên lý, từng chứng kiến tận mắt chỉ vì lợi nhuận mà nhà vườn sử dụng các hóa chất ép thiên lý mau trổ hoa, ra nhiều hoa, mau thu hoạch. Mới phun thuốc kích ra hoa chiều hôm trước, sáng hôm sau là thu hoạch đem chợ bán. Khi được hỏi: "Bác làm như thế liệu có ăn được không?", tôi nhận được câu trả lời bàng quang đến vô tình: "Tui làm bán chớ đâu có ăn!"… Trong khi đó dư lượng các loại hóa chất này có khả năng gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc hoặc thậm chí gây ung thư.
Vì thế, dù hoa thiên lý vốn là loại thực phẩm tốt, nhưng các chị em nội trợ cũng nên lưu ý lựa chọn các nơi cung cấp rau sạch, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình mình. Và xin các nhà vườn cung cấp rau có lương tâm, hãy trả lại cho đời một loài hoa đẹp, một loại rau vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe.
Thiên lý có tên khoa học Telosma cordata, là một loài thực vật dạng dây leo. Trong thiên nhiên, thiên lý mọc ở các cánh rừng thưa, nhiều cây bụi. Tuy nhiên, nó được gieo trồng ở nhiều nơi như Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây), Ấn Độ (Kashmir), Myanmar, Pakistan, Việt Nam; châu Âu, Bắc và Nam Mỹ. Cây hoa lý khá phổ biến ở miền Bắc Việt Nam nên thiên lý còn có tên tiếng Anh là "Tonkin creeper".
Xim hoa thiên lý kiểu tán (mọc thành chùm), chứa 15-30 hoa; cuống hoa 0,5-1,5 cm, có lông măng. Các lá đài hình mũi mác thuôn dài, có lông măng. Tràng hoa màu xanh lục ánh vàng; ống tràng 6-10 × 4–6 mm, có lông măng bên ngoài, nhiều lông hoặc nhẵn nhụi với phần họng nhiều lông mé trong; các thùy thuôn dài, 6-12 × 3–6 mm, có lông rung. Các thùy của tràng hoa hơi dày, phần gốc hình trứng, nhọn đỉnh, thông thường có khía hay xẻ thùy sâu. Các khối phấn thuôn dài hay dạng thận. Núm nhụy hình đầu. Ra hoa trong khoảng từ tháng 5 tới tháng 10.
Duy Long