Theo dõi 63.397 bệnh nhân Hồng Công được điều trị bằng 3 loại thuốc nhằm cố gắng loại bỏ nhiễm trùng Helicobacter pylori, sử dụng loại thuốc giảm tiết axit dạ dày PPIs cùng 2 loại kháng sinh trong 7,5 năm, các nhà khoa học ở Đại học London nghi ngờ rằng việc dùng loại thuốc giảm tiết axit dạ dày này trong một thời gian dài sẽ thúc đẩy phát triển ung thư dạ dày.

Thuốc trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản bị nghi ngờ

Vũ Trung Hương | 27/12/2018, 07:00

Theo dõi 63.397 bệnh nhân Hồng Công được điều trị bằng 3 loại thuốc nhằm cố gắng loại bỏ nhiễm trùng Helicobacter pylori, sử dụng loại thuốc giảm tiết axit dạ dày PPIs cùng 2 loại kháng sinh trong 7,5 năm, các nhà khoa học ở Đại học London nghi ngờ rằng việc dùng loại thuốc giảm tiết axit dạ dày này trong một thời gian dài sẽ thúc đẩy phát triển ung thư dạ dày.

Theo tạp chí Gut, một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở Đại học London, Anh, dưới sự hướng dẫn của Jan Wong, cho thấy rằng việc dùng các loại thuốc thường được kê để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (gastroesophageal reflux disease) và ợ nóng (heartburn) làm tăng hơn 2 lần nguy cơ ung thư dạ dày.

Các nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến vi khuẩn Helicobacter pylori, hiện diện trong cơ thể phần lớn dân số Trái đất. Đây là loài vi khuẩn thường là vô hại, nhưng đối với một tỷ lệ nhỏ người, nó có thể là động lực cho sự phát triển của bệnh ung thư dạ dày.

Cơ chế gây ra hiện tượng này không rõ ràng trong một thời gian dài và y học cho rằng việc loại bỏ nhiễm trùng trước khi dùng proton pump inhibitors (PPIs - thuốc ức chế bơm proton là một nhóm thuốc có tác dụng chính là giảm sản xuất axit dạ dày) có thể làm giảm nguy cơ ung thư, mặc dù việc dùng PPIs lại gây ra các tác dụng phụ khác nhau. Nhưng một nghiên cứu gần đây cho thấy không phải như vậy.

Jan Wong và các đồng nghiệp đã phân tích một cơ sở dữ liệu về sức khỏe của cư dân Hồng Công, chọn ra 63.397 bệnh nhân được điều trị bằng 3 loại thuốc nhằm cố gắng loại bỏ nhiễm trùng Helicobacter pylori, sử dụng PPIs cùng 2 loại kháng sinh. Sau khi loại bỏ nhiễm trùng, các bệnh nhân đã được theo dõi trong vòng 7,5 năm, trong thời gian đó 3.271 người tiếp tục dùng PPIs (trung bình gần 3 năm), trong khi 21.729 người khác sử dụng một loại thuốc thay thế là thuốc chẹn H2 (Thuốckháng receptorH2- được sử dụng trong điều trị các bệnh về dạ dày (giúp giảm tiết acid dạ dày).

Trong tổng số người ban đầu trải qua trị liệu 3 loại thuốc, 153 người bị ung thư dạ dày. Tuy nhiên, ởnhững bệnh nhân sử dụng PPIs, nguy cơ mắc ung thư cao gấp 2,44 lần, trong khi những người dùng thuốc chẹn H2 không có nguy cơ gia tăng.

Hơn nữa, việc sử dụng PPIs thường xuyên rõ ràng làm tăng khả năng phát triển ung thư hơn. Sử dụng PPIs hàng ngày làm tăng nguy cơ ung thư lên 4,55 lần, còn nếu dùng thuốc trong hơn 3 năm, nguy cơ tăng gấp 8 lần.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng nghiên cứu của họ mới chỉ mang tính quan sát, vì vậy, tất cả các kết luận liên quan đến PPIs nên được thực hiện hết sức thận trọng và cần nghiên cứu bổ sung về các tác động lâu dài của PPIs.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Có nơi thưởng Tết Nguyên đán 2025 tới 700 triệu đồng
Đà Nẵng đang là địa phương có mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất lên tới 700 triệu đồng/người, tiếp đến là Long An có doanh nghiệp thưởng tết cho người lao động 519 triệu đồng/người.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thuốc trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản bị nghi ngờ