Được quân đội Mỹ tài trợ, các nhà khoa học Úc ở Đại học James Cook đã phát triển một loại thuốc mới làm chậm quá trình trao đổi chất ở các cơ quan quan trọng, bao gồm não và tim, giúp tăng đáng kể tỷ lệ sống sót của những người bị chấn thương nội tạng.
Theo Tân Hoa Xã, các nhà khoa học Úc ở Đại học James Cook đã phát triển một loại thuốc mới có thể làm tăng đáng kể tỷ lệ sống sót của những người bị chấn thương nội tạng. Bây giờ những người bị chấn thương như vậy có thể cầm cự thêm ít nhất 3 ngày chứ không phải 20 giờ. Ý tưởng là để giảm tốc độ trao đổi chất, giảm mức tiêu thụ năng lượng, từ đó dành “thời gian sinh học”("biological time") cho sinh mạng bệnh nhân.
Giáo sư Geoffrey Dobson cho biết ý tưởng này là để giảm sự trao đổi chất của bệnh nhân, dẫn đến tiêu thụ năng lượng chậm hơn và mua "thời gian sinh học" quý giá cho bệnh nhân. "Thời gian sinh học có liên quan đến tốc độ trao đổi chất và tuổi thọ của cơ thể", Geoffrey Dobson giải thích.
Loại thuốc bào chế đã được chứng minh là làm chậm quá trình trao đổi chất ở các cơ quan quan trọng, bao gồm não và tim. Điều này giúp cải thiện việc cung cấp oxy và theo lý thuyết, làm tăng tuổi thọ cơ thể của bệnh nhân trong một tuần hoặc hơn.
Nghiên cứu được tài trợ bởi quân đội Mỹ. Họ hy vọng sẽ đưa ngành y học dã chiến lên một tầm cao mới với sự trợ giúp của thuốc. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng sẽ hữu ích cho dân thường, ví dụ, trong trường hợp bệnh nhân ở khu vực xa trung tâm y tế, nếu vết thương rất nặng (ví dụ, bị cá mập tấn công hoặc tai biến thai sản). Các thử nghiệm lâm sàng trên người sẽ bắt đầu vào năm tới.
Vũ Trung Hương