Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường trong năm 2025 với xăng, dầu, mỡ nhờn và giảm khoảng 70% đối với nhiên liệu bay, 40% với dầu hỏa.
Kỳ điều hành ngày 1.4 tới sẽ được ghi nhận mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu mới. Theo đó, mỗi lít xăng sẽ giảm 2.000 đồng và dầu 1.000 đồng (chưa gồm thuế VAT).
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu Chính phủ sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua việc giảm thuế môi trường với xăng dầu để áp dụng từ tháng 4 tới.
Việc giảm thuế - phí, đặc biệt là thuế môi trường, tự chúng ta đóng cửa mà làm thì có lẽ giá xăng cũng không tăng cao và gây khó khăn cho túi tiền của đại bộ phận dân lao động như hiện giờ.
Chính quyền Bali - Indonesia hiện đang chuẩn bị áp thuế du lịch 10 USD/người đối với du khách nước ngoài nhằm gây quỹ bảo vệ môi trường và văn hóa cho hòn đảo này, theo Jakarta Post hôm 19.1.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) lo ngại sẽ thiếu xăng dầu và phải bù lỗ 90 tỉ đồng vì thời gian chênh lệch giữa việc điều chỉnh giá xăng dầu và tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu vào thời điểm đầu năm 2019.
Thu từ thuế bảo vệ môi trường năm 2019 được Bộ Tài chính dự tính chiếm 4,9% tổng thu, tức là khoảng hơn 69.000 tỉ đồng. Con số này tăng đáng kể so với con số trong dự toán năm nay (khoảng hơn 49.000 tỉ đồng).
Ông Đinh Trọng Thịnh cho rằng nếu so sánh với thuế bảo vệ môi trường chung của các nước trên thế giới thì mức thuế của Việt Nam khá thấp. Việc tăng thuế thì trước sau gì cũng phải làm và việc cải cách hệ thống thuế là không thể dừng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng thời điểm tăng thuế môi trường với xăng dầu vào tháng Chạp và tháng Giêng sẽ làm tăng giá xăng dầu, tác động tới điều hành chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của năm 2019.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) chưa thông qua biểu thuế bảo vệ môi trường, trong đó có đề nghị tăng thuế môi trường với xăng dầu lên kịch trần, để cho ý kiến vào kỳ họp tháng 8 tới.