Trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và khó lường, nhờ ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin và tuân thủ nguyên tắc 5k, đã góp phần giúp Thừa Thiên - Huế kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19 trong và ngoài địa phương.

Thừa Thiên - Huế ứng dụng hiệu quả 4.0 trong phòng, chống COVID-19

Nguyễn Thắng | 21/08/2021, 19:23

Trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và khó lường, nhờ ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin và tuân thủ nguyên tắc 5k, đã góp phần giúp Thừa Thiên - Huế kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19 trong và ngoài địa phương.

Thời gian vừa qua, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác hỗ trợ người dân khai báo y tế, tra cứu địa điểm thuộc diện cách ly tập trung cho công dân trở về địa phương cũng như trong công tác truy vết dịch tễ theo dõi lịch trình di chuyển của công dân đã góp phần giúp tỉnh Thừa Thiên – Huế kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn.

anh1..jpg
Các mã QR khai báo y tế đươc bố trí tại các chốt kiểm dịch ra/vào địa bàn

Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, trong suốt thời gian qua, đặc biệt là đợt dịch COVID-19 lần thứ 3 và thứ 4 trong năm 2021. Thừa Thiên - Huế luôn chú trọng ứng dụng CNTT hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch như: khai báo y tế trực tuyến tại Hue-S trên điện thoại thông minh, tra cứu thông tin về dịch bệnh trên địa bàn, đăng ký lưu trú, truy vết dịch tễ…

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên - Huế, đã và đang ứng dụng hiệu quả CNTT góp phần giúp người dân tiếp cận thông tin phòng chống dịch một cách nhanh nhất nhờ vào 2 kênh truyền thông chính là Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh và website Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh Huế, kết hợp thêm vào đó là mạng xã hội zalo, từ đó đẩy dữ liệu đi một cách thống nhất, kịp thời; chính xác, giúp việc trao đổi cung cấp thông tin dịch bệnh với cơ quan báo chí được thuận lợi hơn.

Với mục đích nắm bắt nhanh thông tin, hỗ trợ hoạt động truy vết, khoanh vùng và xử lý các tình huống phát sinh liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19, Thừa Thiên Huế đã triển khai đồng bộ ứng dụng công nghệ hỗ trợ thông qua nền tảng Hue-S nhằm kết nối giữa chính quyền và người dân trên địa bàn.

Ông Nguyễn Xuân Sơn - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, “khi dịch xảy ra, để khắc phục khó khăn trong khai báo y tế, Thừa Thiên - Huế đã chủ động liên hệ với Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông để kết nối dữ liệu, thay vì khai báo trên các hệ thống của Bộ thì người dân trên địa bàn tỉnh có thể khai báo ngay trên ứng dụng Hue-S, dữ liệu sẽ được chuyển đến Bộ Y tế. Với hơn 400.000 người dùng trên địa bàn tỉnh, Hue-S đã tạo ra điểm cực kỳ thuận lợi để cho người dân khai báo y tế và lượng khai báo y tế trên địa bàn tỉnh tăng nhanh”.

Thuận tiện, kịp thời

Trước tình hình dịch bùng phát mạnh trong cả nước nhất là ở các tỉnh phía Nam, có nhiều vấn đề phát sinh đòi hỏi làm thế nào để quản lý được người và phương tiện ra, vào Huế một cách thuận tiện, hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất, từ đó tiếp tục phát triển thêm các công cụ phục vụ khai báo y tế cho người và phương tiện đến Huế.

Hiện tại, trên nền tảng Hue-S đã cập nhật đầy đủ 17 chức năng phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19, giúp người dân tiếp cận và sử dụng một cách thống nhất các chức năng hỗ trợ phòng chống dịch. Người dân, doanh nghiệp chỉ cần cài Hue-S có thể tiếp cận các thông tin, kỹ năng phòng chống dịch cũng như các công cụ hỗ trợ giúp cho mỗi công dân chủ động phòng chống dịch cho bản thân, gia đình, và cộng đồng được tốt hơn.

anh2..jpg
17 chức năng của ứng dụng Hue-S trên thiết bị thông minh.

Nhằm giúp người dân chủ động hơn trong việc phản ánh kịp thời công tác phòng, chống dịch bệnh, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thiết lập thêm đường dây nóng: 19001075. Từ ngày 22.4 đến nay, đường dây này đã tiếp nhận, hỗ trợ trên 21.000 lượt liên hệ của người dân liên quan đến công tác phòng chống dịch, cho thấy đường dây nóng có vai trò vô cùng quan trọng, nhiều người ngoài tỉnh thông qua đường dây nóng có thể nắm thông tin chính sách mới cập nhật trước khi đến/về Huế. Một số trường hợp người dân nghi ngờ về tình trạng sức khỏe của mình, họ đã chủ động gọi và được hỗ trợ kịp thời.

Về các du khách đến du lịch, lưu trú tại địa phương, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo xây dựng App dùng cho tất cả các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh để hỗ du khách khai báo y tế trực tuyến. Dữ liệu từ các nguồn đó được quản lý một cách toàn diện, được chính quyền địa phương nắm và theo dõi một cách chặt chẽ.

Thông tin phản ánh hiện trường của người dân thông qua hệ thống giám sát điều hành đô thị thông minh Hue-S và đường dây nóng đã giúp cho chính quyền nắm bắt thêm thông tin quan trọng về phòng chống dịch và có biện pháp xử lý các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 hoặc có biểu hiện về khai báo không trung thực.

Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang vận hành và phát triển công cụ tư vấn khám chữa bệnh từ xa, từ đó bác sĩ sẽ hướng dẫn luồng tuyến đối với những người ngoài tỉnh vào thăm khám, tái khám.

anh3..jpg
Người dân khai báo y tế vào Huế tại chốt kiểm dịch bằng điện thoại thông minh.
anh4..jpg
Đội ngũ y tế hỗ trợ người dân khai báo trên thiết bị thông minh.
anh5..jpg
Việc nhập dữ liệu và đồng bộ giữ liệu thực hiện dễ dàng và nhanh chóng.

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ”

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thừa Thiên - Huế ứng dụng hiệu quả 4.0 trong phòng, chống COVID-19