Do ảnh hưởng của đợt nắng nóng gay gắt những ngày qua, các huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên-Huế như Nam Đông, A Lưới có mức độ cảnh báo cháy rừng thường xuyên ở mức V (mức cực kỳ nguy hiểm).

Thừa Thiên - Huế: Sử dụng công nghệ để phòng chống cháy rừng

Quế Sơn | 07/05/2023, 17:00

Do ảnh hưởng của đợt nắng nóng gay gắt những ngày qua, các huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên-Huế như Nam Đông, A Lưới có mức độ cảnh báo cháy rừng thường xuyên ở mức V (mức cực kỳ nguy hiểm).

chong-chay-rung.jpg
Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế rất cảnh giác với nguy cơ cháy rừng - Ảnh: TTXVN

Tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện có hơn 305.560 hecta đất có rừng, trong đó rừng tự nhiên khoảng trên 205.600 hecta, còn lại là rừng trồng.

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên-Huế, địa bàn tỉnh hiện có 5 vùng trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn gồm: Vùng Bắc Hải Vân-Phú Lộc, vùng Hương Thủy-Tây Nam thành phố Huế, vùng Hương Trà và tuyến Quốc lộ 49 đi qua, vùng A Lưới và tuyến Quốc lộ 49 đi qua, vùng Phong Điền-Quảng Điền.

Do cháy rừng phần lớn xảy ra đối với diện tích rừng trồng nên Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên-Huế đang tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên cập nhật đưa ra mức cảnh báo, yêu cầu các chủ rừng phải đề cao cảnh giác, không để vì lý do chủ quan gây cháy rừng, nhất là những hành vi đốt thực bì tự phát, hay đốt vàng mã ở khu vực nghĩa trang nằm đan xen với diện tích rừng.

Để chủ động ngăn chặn xảy ra cháy rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên-Huế đang yêu cầu các chủ rừng tăng cường lực lượng trực chòi canh, tuần tra, kết hợp với sử dụng công nghệ để nắm bắt diễn biến rừng nhằm chủ động phát hiện sớm các vụ cháy để có biện pháp xử lý kịp thời; đặc biệt yêu cầu người dân tạm dừng đốt thực bì trong thời gian này.

Ông Dương Thanh Phước, Phó chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết, năm 2023, dự báo tình hình thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, bất thường, nắng nóng kéo dài và nhiệt độ tăng cao rất dễ gây ra cháy rừng. Bên cạnh đó, hiện nay tình hình khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật, chặt phá rừng, xâm lấn rừng lấy đất sản xuất diễn ra ở nhiều địa phương và có nguy cơ bùng phát nếu không ngăn chặn kịp thời.

Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), UBND huyện đã yêu cầu Công an, Quân đội, Hạt kiểm lâm, các địa phương, các đơn vị chủ rừng kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng lửa trong rừng, ven rừng, nhất là hoạt động đốt xử lý thực bì, nghiêm cấm việc đốt lửa trong rừng, ven rừng trong thời gian nắng nóng khi dự báo cháy rừng cấp 4 (cấp nguy hiểm), cấp 5 (cấp cực kỳ nguy hiểm.

Lãnh đạo UBND huyện cũng yêu cầu lực lượng chức năng tổ chức ký cam kết thực hiện các quy định về PCCCR đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trước khi chuẩn bị đốt xử lý thực bì. Đối với các đơn vị chủ rừng phải xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao để bố trí lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng; kịp thời khống chế đám cháy khi mới phát sinh, không để xảy ra cháy lớn. Kiểm soát chặt chẽ người ra vào rừng trong thời điểm nắng nóng; tổ chức trực PCCCR theo quy định khi dự báo cháy rừng từ cấp 3 trở lên.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thừa Thiên - Huế: Sử dụng công nghệ để phòng chống cháy rừng