Sau 10 năm thực hiện kết luật 4 8- KL/TW của Bộ Chính trị về Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế và đô thị Huế đến năm 2020 , thành tích tỉnh Thừa Thiên- Huế đạt được vẫn chưa đến ngưỡng như mong đợi khi chưa thể trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương.

'Thừa Thiên-Huế chưa có doanh nghiệp lớn dẫn dắt kinh tế đi lên'

25/10/2019, 20:38

Sau 10 năm thực hiện kết luật 4 8- KL/TW của Bộ Chính trị về Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế và đô thị Huế đến năm 2020 , thành tích tỉnh Thừa Thiên- Huế đạt được vẫn chưa đến ngưỡng như mong đợi khi chưa thể trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương.

PGS.TS Nguyễn Quang Linh, Giám đốc đại học Huế trình bày ý kiến tại hội thảo - Ảnh: VPUB

Ngày 25.10, tại TP Huế đã diễn cuộc hội thảo về chủ đề xây dựng và phát triển Thừa Thiên-Huế đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung Ương. Đồng thời ông Nguyễn Văn Bình cũng là Trưởng ban chỉ đạo xây dựng đề án tổng kết 10 năm kết luận 48 của Bộ Chính trị.

Ông Nguyễn Văn Bình phát biểu tại hội thảo - Ảnh: VPUB

Theo ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thì nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc tỉnh Thừa Thiên - Huế chưa thể trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương đến từ mức tăng trưởng chưa có tính đột phá, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, thu ngân sách còn thấp và chưa bảo đảm tự cân đối ngân sách. Đặc biệt là thiếu các doanh nghiệp lớn có khả năng dẫn dắt nền kinh tế đi lên.

Tuy nhiên bù lại, thời gian gần đây tỉnh đã triển khai những mô hình được đánh giá đạt được nhiều thành công, góp phần lớn vào sự phát triển như thực hiện phong trào Chủ nhật xanh, triển khai hệ thống Đô thị thông minh...

Theo lời ông Phan Ngọc Thọ, mục tiêu tỉnh Thừa Thiên - Huế đặt ra trong thời gian tới là đến năm 2030, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố di sản quốc gia theo hướng văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh. Huế sẽ trung tâm lớn và đặc sắc của cả nước và khu vực Đông Nam Á về văn hóa - du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Hơn nữa sẽ trở thành trung tâm của cả nước về khoa học - công nghệ, nơi đời sống vật chất và tinh thần của người dân đạt mức cao, an ninh quốc phòng và hệ thống chính trị vững chắc.

Thừa Thiên - Huế triển khai rất thành công hệ thống Đô thị thông minh - Ảnh: VPUB

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thì mô hình đô thị di sản là mô hình mới, chưa có tiền lệ vì chưa có bộ tiêu chí đánh giá, vì vậy cần phải xây dựng bộ các tiêu chí đặc thù đối với đô thị di sản để bổ sung vào Nghị quyết về tiêu chí phân loại đô thị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Để thực hiện được mục tiêu đề ra, Chủ tịch UBND tỉnh đã nêu ra 9 giải pháp cho sự phát triển và đưa ra hội thảo đóng góp ý kiến. Trong đó hầu hết các giải pháp hướng về việc mở rộng địa giới hành chính TP Huế và tập trung phát triển các thế mạnh sẵn có. Đặc biệt là ý tưởng khai thác một cách có hiệu quả để phát huy các tiềm năng, lợi thế của khu vực đầm phá rộng lớn Tam Giang – Cầu Hai, hình thành Công viên đầm phá.

Quế Sơn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Thừa Thiên-Huế chưa có doanh nghiệp lớn dẫn dắt kinh tế đi lên'