Theo Politico, chính phủ Ukraine tháng trước đã khiến Berlin xấu hổ khi tuyên bố rằng Tổng thống Steinmeier không được chào đón ở Kyiv - một sự sỉ nhục đối với nguyên thủ Đức đã gây ra phản ứng dữ dội ngay lập tức ở nước Đức

Thủ tướng Đức chỉ trích Ukraine hắt hủi Tổng thống Đức, Kyiv vẫn đáp lại bằng lời cay đắng

A.T | 04/05/2022, 07:46

Theo Politico, chính phủ Ukraine tháng trước đã khiến Berlin xấu hổ khi tuyên bố rằng Tổng thống Steinmeier không được chào đón ở Kyiv - một sự sỉ nhục đối với nguyên thủ Đức đã gây ra phản ứng dữ dội ngay lập tức ở nước Đức

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier vẫn chưa liên lạc được với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky kể từ khi bị chính phủ Ukraine tuyên bố là không hoan nghênh ông tới Kyiv ba tuần trước. Đồng thời, các quan chức ở Berlin cho biết yêu cầu của Đức về một cuộc điện thoại không được trả lời kể từ giữa tháng 4.

Chính phủ Ukraine tháng trước đã khiến Berlin xấu hổ khi tuyên bố rằng Steinmeier, người dự định đến thăm Zelensky cùng với các tổng thống của Ba Lan và ba quốc gia Baltic, không được chào đón ở Kyiv - một sự sỉ nhục đối với nguyên thủ Đức đã gây ra phản ứng dữ dội ngay lập tức ở nước Đức.

Cuộc tranh cãi trở nên gay gắt hơn vào 2.5 khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng việc Steinmeier bị hắt hủi "cản đường" ông đi thăm Kyiv, đây là mong muốn lặp đi lặp lại từ phía Ukraine. Scholz chỉ ra rằng Steinmeier – nguyên thủ quốc gia Đức, dù chủ yếu là chức vụ nghi lễ - là người mà Zelensky cần gặp trước khi Thủ tướng Đức có thể tới Ukraine.

Trong bối cảnh đó, các quan chức ở Berlin nói rằng yêu cầu từ Steinmeier để nói chuyện với Zelensky qua điện thoại đã ở chế độ "đang chờ xử lý" trong hơn ba tuần. Các quan chức cho biết văn phòng của Steinmeier ban đầu cố gắng sắp xếp một cuộc điện thoại như vậy trước chuyến thăm dự kiến ​​tới Ukraine vào ngày 13.4 và những nỗ lực lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian đó đều vô ích.

Các quan chức cho biết yêu cầu cuộc gọi điện thoại "vẫn còn tồn tại" và cho đến nay vẫn chưa được văn phòng của Zelensky trả lời. Bế tắc này đã trở thành mô hình thu nhỏ của mối quan hệ căng thẳng giữa Đức và Ukraine kể từ khi Nga tiến quân vào nước láng giềng hồi tháng 2. Các quan chức Ukraine đã thường xuyên và công khai chỉ trích chính phủ Đức vì đã quá chậm chạp trong các vấn đề như vận chuyển thiết bị quân sự và triển khai lệnh cấm vận đối với dầu của Nga.

Tổng thống Steinmeier sẽ có mặt ở Đông Âu vào hôm nay 4.5, tới Romania để gặp người đồng cấp Klaus Iohannis "để đàm phán chính trị" và cũng để "có được bức tranh về tình hình của người tị nạn từ Ukraine" ở quốc gia láng giềng.

Trong khi chuyến đi có thể tạo cơ hội cho Steinmeier tiếp tục từ Bucharest đến Kyiv bằng tàu hỏa, các quan chức ở Berlin cho biết Steinmeier và Zelensky trước tiên nên nói chuyện qua điện thoại rồi mới có thể lên kế hoạch cho chuyến thăm sau đó.

Steinmeier là một nhân vật gây tranh cãi ở Ukraine vì ông được coi là biểu tượng cho đường lối mềm mỏng của Đức đối với Moscow trước khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự. Đầu tháng trước, tổng thống Đức thừa nhận đã sai lầm khi đeo bám dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 giữa Nga và Đức quá lâu.

Khi được hỏi về việc thiếu liên lạc giữa Zelensky và Steinmeier, một quan chức Ukraine nói mình chỉ biết về nỗ lực không thành công của Đức trong việc sắp xếp một cuộc điện đàm vào khoảng thời gian chuyến thăm bị từ chối hồi giữa tháng 4. Đồng thời nhấn mạnh Steinmeier không phải là bị xa lánh ở Kyiv, nhưng Scholz nên đến thăm thủ đô Ukraine trước.

Trước đó, vào 3.5, đại sứ của Kyiv tại Berlin, Andrij Melnyk, đã phản pháo lại lập luận của Scholz rằng sự hợm hĩnh của Steinmeier đang cản trở chuyến đi của chính ông.

Trong khi cả Scholz và Steinmeier, cả hai đều đến từ Đảng Dân chủ Xã hội, chưa đến thăm Kyiv thì Friedrich Merz, lãnh đạo của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo đối lập chính, đã đi tàu đến Kyiv và gặp Zelensky.

Merz nói với các phóng viên ở Kyiv rằng ông và Zelenskyy “đã có một cuộc trò chuyện rất chi tiết và rất dài, hơn một giờ” và rằng ông ta sẽ “thông báo chi tiết cho thủ tướng về cuộc trò chuyện này sau khi trở về”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng Đức chỉ trích Ukraine hắt hủi Tổng thống Đức, Kyiv vẫn đáp lại bằng lời cay đắng