Ngày 6.10, Bộ GD-ĐT tổ chức tọa đàm trực tuyến “Giải pháp xây dựng mô hình trường học an toàn thân thiện, hòa nhập cho nhóm học sinh yếu thế”.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Cần xây dựng mô hình trường học an toàn cho học sinh yếu thế

Dạ Thảo | 06/10/2021, 19:40

Ngày 6.10, Bộ GD-ĐT tổ chức tọa đàm trực tuyến “Giải pháp xây dựng mô hình trường học an toàn thân thiện, hòa nhập cho nhóm học sinh yếu thế”.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh đã chủ trì tọa đàm “Giải pháp xây dựng mô hình trường học an toàn thân thiện, hòa nhập cho nhóm học sinh yếu thế” với sự tham dự của các chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước.

Đối tượng học sinh thiệt thòi thuộc nhóm yếu thế gồm trẻ em là con em gia đình nghèo; trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em bị các dạng tật. Theo số liệu thống kê của Ủy ban quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, tính đến năm 2020, nước ta có khoảng 1,75 triệu trẻ em khuyết tật. Đáng chú ý số học sinh thuộc "nhóm yếu thế" đang ngày càng gia tăng trong các trường học ở Việt Nam. Mặc dù, đã có sự quan tâm đến những học sinh thuộc "nhóm yếu thế" trong các cơ sở giáo dục, tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn so với mục tiêu đề ra.

thu-truong(1).jpg
Xây dựng trường học an toàn, thân thiện, hòa nhập cho học sinh yếu thế

Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho biết một trong những mục tiêu quan trọng của Bộ GD-ĐT là xây dựng mô hình trường học an toàn, thân thiện, hòa nhập cho nhóm học sinh yếu thế. Trong những năm qua, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với bộ, ban, ngành liên quan để ban hành các văn bản, quy định, chính sách pháp luật để chăm lo, hỗ trợ cho nhóm học sinh yếu thế.

“Việc xây dựng mô hình trường học an toàn, thân thiện và hoà nhập cho nhóm học sinh yếu thế nhằm đảm bảo các em được học tập, hoạt động trong môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh, bình đẳng, góp phần phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Qua đó, các em học sinh được giáo dục, nâng cao nhận thức, khắc phục được những khó khăn của bản thân và rèn luyện kỹ năng ứng xử, giải quyết các vấn đề liên quan như: phòng chống xâm hại, kỳ thị; chăm sóc, bảo vệ, rèn luyện sức khỏe bản thân; xây dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, thân thiện, bình đẳng”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng, quá trình xây dựng trường học an toàn, thân thiện và hoà nhập cho nhóm học sinh yếu thế cần có sự chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp hiệu quả của các tổ chức chính trị, xã hội, sự đồng thuận, ủng hộ và tích cực tham gia của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh. Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng mô hình trường học này phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường; huy động được các nguồn lực xã hội để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo điều kiện dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục an toàn, chất lượng, hiệu quả.

Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với các bộ, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương và các tổ chức quốc tế để triển khai các giải pháp thúc đẩy xây dựng trường học an toàn, thân thiện hoà nhập cho nhóm học sinh yếu thế. Đồng thời, đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong công tác hỗ trợ nhóm học sinh yếu thế như: phát triển hoạt động công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong trường học. Triển khai công tác phòng chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, phòng chống lao động trẻ em, tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh, nhằm tạo dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện, lành mạnh, không bạo lực. Hướng đến mục tiêu mọi trẻ em được đi học và hòa nhập trong ngôi trường hạnh phúc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Cần xây dựng mô hình trường học an toàn cho học sinh yếu thế