Hiện nay, hàng loạt khó khăn mà TP.HCM đang phải đối mặt như thu hút vốn FDI giảm hơn 43%, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 30%. Đặc biệt, thu ngân sách của TP.HCM hiện chỉ đạt 70% dự toán.

Thu ngân sách của TP.HCM hiện chỉ đạt 70% dự toán

Hồ Đông | 27/09/2021, 13:43

Hiện nay, hàng loạt khó khăn mà TP.HCM đang phải đối mặt như thu hút vốn FDI giảm hơn 43%, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 30%. Đặc biệt, thu ngân sách của TP.HCM hiện chỉ đạt 70% dự toán.

Kinh tế TP.HCM giảm tốc, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư

Theo Cục Thống kê TP.HCM, diễn biến phức tạp của dịch trên địa bàn, nhiều hoạt động kinh doanh sản xuất gặp phải khó khăn khi tạm ngưng hoạt động, đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý của các nhà đầu tư.

Cụ thể, số lượng giấy phép và vốn đăng ký cấp mới của doanh nghiệp trong 15 ngày đầu tháng 8.2021 (từ ngày 1 - 15.8) đạt mức rất thấp, chỉ có 265 DN thành lập với vốn đăng ký là 6.646 tỉ đồng. So với tháng cùng kỳ năm trước thì số giấy phép giảm đến 85,5% và số vốn cũng giảm 95,4%.

tt-bds-6.jpg
Kinh tế TP.HCM sụt giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh - Ảnh: Hồ Đông

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy tính chung 8 tháng, cả nước có tới 85.500 DN rời khỏi thị trường. Trong số này, TP.HCM có đến 24.000 DN (chiếm tỷ lệ 28,1%).

Doanh thu thương mại dịch vụ của TP.HCM cũng tiếp tục sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tính chung 8 tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng năm 2021 ước đạt 609.351 tỉ đồng, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm trước.

Do vậy, để kiến tạo phục hồi kinh tế TP.HCM, nhiều chuyên gia đề xuất Quốc hội, Chính phủ áp dụng cơ chế đặc thù để kiến tạo động lực cho TP.HCM. Việc này nhằm giúp quá trình hồi phục kinh tế của TP.HCM diễn ra nhanh nhất có thể, tạo tác động lan tỏa kéo theo tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía nam và cả nước.

Các chuyên gia cũng kiến nghị cho phép tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách TP.HCM từ 18% lên 23%, trần nợ công của TP.HCM được nâng lên để có thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển, phục hồi.

Cần nhiều giải pháp để vực dậy doanh nghiệp TP.HCM

Như tin đã đưa, UBND TP.HCM vừa có văn bản góp ý dự thảo Nghị định quy định về một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN), người dân chịu tác động của dịch COVID-19. Theo đó, trong văn bản này, TP.HCM điều chỉnh một số nội dung liên quan đến việc giảm thuế thu nhập DN, thuế giá trị gia tăng (GTGT), tiền thuê đất; gia hạn thời gian nộp thuế; hỗ trợ lãi suất…

Cụ thể, liên quan đến việc hỗ trợ lãi suất cho các DN, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ sung vào dự thảo điều khoản giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất cho vay đối với DN theo hướng lãi suất cho vay không cao hơn 2% so với lãi suất huy động tiền gửi.

Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ vay tái cấp vốn, vốn lưu động phục vụ sản xuất, kinh doanh, bảo lãnh thanh toán các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu với mức lãi suất 0% cho các DN khó khăn, chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; đơn giản hóa các thủ tục hỗ trợ, cho vay ưu đãi, gia hạn thời gian thanh toán nợ…

Ngoài ra, TP.HCM kiến nghị giảm 50% số thuế thu nhập mà DN phải nộp năm 2021, tiếp tục giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022, 2023 cho các DN có doanh thu năm dưới 200 tỉ đồng.

TP.HCM cũng kiến nghị chấp nhận được trừ vào chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp của tất cả các chi phí phòng chống dịch như: chi phí xét nghiệm COVID-19 và điều trị y tế (nếu có); chi phí ăn uống, sinh hoạt; chi phí đồ bảo hộ cá nhân như khẩu trang, mặt nạ, nước khử khuẩn; chi phí khách sạn để cách ly…

tt-bds-hinh-3.png
TP.HCM kiến nghị giảm 50% tiền thuê đất đối với tất cả doanh nghiệp - Ảnh: Hồ Đông

Về thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, TP.HCM đề xuất hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường phải nộp phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các tháng trong quý 3 và quý 4 năm 2021, cả năm 2022 và 2023. Đồng thời, TP kiến nghị bổ sung miễn thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động có thu nhập từ tiền lương tiền công thuộc diện nộp thuế bậc 1 và 2…

Ngoài ra, TP.HCM đề xuất giảm 50% mức thuế suất GTGT (hoặc mức tỷ lệ %) của 3 tháng cuối năm 2021 và các năm 2022, 2023; kéo dài thời gian gia hạn nộp thuế đến hết quý 2 năm 2022. Không phạt tiền chậm khai thuế trong năm 2021 do ảnh hưởng của giãn cách xã hội để phòng chống dịch theo tinh thần chỉ thị 16 của Thủ tướng. Cơ quan thuế địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền và không yêu cầu người nộp thuế lập hồ sơ đề nghị.

Về tiền thuê đất, TP.HCM đề xuất giảm 50% tiền thuê đất phải nộp của năm 2021 đối với tất cả DN. Riêng đối DN thuộc ngành du lịch và liên quan du lịch được giảm 100% tiền thuê đất phải nộp của năm 2021.

Bài liên quan
Lãi suất giảm, người vay vốn ngân hàng mua nhà ‘dễ thở’ hơn
Việc lãi suất vay mua nhà của ngân hàng đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây giúp những người có nhu cầu mua nhà ở thực “dễ thở” hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thu ngân sách của TP.HCM hiện chỉ đạt 70% dự toán