TP.HCM sẽ thu hồi đất của Công ty TNHH HWATA Việt Nam và Công ty cổ phần Sài Gòn Givral để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới cầu Bưng bắc qua kênh Tham Lương.

Thu hồi đất để xây dựng mới cầu Bưng bắc qua kênh Tham Lương

Phan Diệu | 28/04/2016, 14:35

TP.HCM sẽ thu hồi đất của Công ty TNHH HWATA Việt Nam và Công ty cổ phần Sài Gòn Givral để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới cầu Bưng bắc qua kênh Tham Lương.

Ngày 28.4, UBND TP.HCM đã có thông báo về việc thu hồi đất của Công ty TNHH HWATA Việt Nam (lô II-1, cụm 1, nhóm công nghiệp II, đường số 1, Khu công nghiệp Tân Bình, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú) và Công ty cổ phần Sài Gòn Givral (lô II-1B, đường Lê Trọng Tấn, nhóm công nghiệp II, Khu công nghiệp Tân Bình, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới cầu Bưng.

Thành phố cũng giao các cơ quan chức năng phối hợp với UBND các quận, huyện lập danh sách di dời đợt 1 các cơ sở sản xuất không phù hợp quy hoạch xây dựng đô thị trên địa bàn, đồng thời xây dựng kế hoạch xử lý các cơ sở này.

Trước đó, ngày15.3, lãnh đạo Ban kinh tế ngân sách Hội đồng nhân dân TP.HCM cũng đã giám sát tiến độ xây dựng cầu Bưng nằm trên địa bàn 2 quận Bình Tân, Tân Phú.

Được biết, dự án xây dựng mới cầu Bưng được Sở Giao thông Vận tải phê duyệt đầu tư ngày30.10.2014 với kinh phí thực hiện gần 515 tỉ đồng. Tại địa bàn quận Bình Tân, tổng diện tích đất dự kiến thu hồi hơn 7.757m². Do đó, có khoảng 51 hộ bị ảnh hưởng, trong số này có 10 hộ bị giải tỏa trắng. Cuối tháng 2.2016, UBND quận Bình Tân cũng đã ra thông báo thu hồi đất thực hiện dự án.

Dự kiến, đến ngày 31.12.2016, dự án sẽ hoàn tất thực hiện chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định.

Trong khi đó, ở địa bàn quận Tân Phú, hiện tại cũng đang tiến hành lập dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ và ra quyết định phê duyệt phương án bồi thường. Nếu đối tượng bị ảnh hưởng không nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng… sẽ thực hiện cưỡng chế vào tháng 8.2016.

Theo kế hoạch, công trình xây mới cầu Bung sẽ được khởi công trong năm 2016 và sẽ xóa đoạn “thắt cổ chai” trên đường Lê Trọng Tấn (hoàn thành năm 2009) khiến tuyến đường nàythường xuyên bị ùn tắc.

Phan Diệu

Ảnh: Một đoạn “thắt cổ chai” trên đường Lê Trọng Tấn (Ảnh: TTO).
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thu hồi đất để xây dựng mới cầu Bưng bắc qua kênh Tham Lương