Bonnie Kristian là một nhà báo chuyên bình luận của trang Christian Today (Công giáo hôm nay) và là thành viên của Defense Priorities, một tổ tư vấn chính sách đối ngoại. The New York Times sáng nay đã đăng một bài viết của nữ nhà báo.

Thử hoán đổi vị trí, nếu Nga đứng sau đánh chìm tàu Mỹ thì cảm xúc người Mỹ sẽ thế nào?

Anh Tú (dịch) | 21/06/2022, 07:51

Bonnie Kristian là một nhà báo chuyên bình luận của trang Christian Today (Công giáo hôm nay) và là thành viên của Defense Priorities, một tổ tư vấn chính sách đối ngoại. The New York Times sáng nay đã đăng một bài viết của nữ nhà báo.

bonniekristian.jpg
Nhà báo Bonnie Kristian

Trong hơn ba tháng kể từ khi Nga tấn công Ukraine, chính quyền Biden đã nói rất nhiều điều về cuộc chiến. Nó đã khiến một vài người trong số họ phải ngoái lại gần như ngay lập tức, giống như khi Tổng thống Biden tuyên bố rằng Vladimir Putin “không thể tiếp tục nắm quyền” hóa ra không phải là một lời kêu gọi thay đổi chế độ. Về các điểm khác, luận điệu của nó (tuyên bố của ông Biden) đã trở nên sắc bén theo thời gian: Vào tháng 3, mục tiêu của Mỹ là giúp Ukraine tự vệ; vào cuối tháng 4, nó là một nước Nga "suy yếu".

Nhưng có một điều mà chính quyền rất nhất quán: Mỹ sẽ không gây chiến với Nga vì Ukraine.

Tổng thống Biden viết trên tờ The (New York) Times vào cuối tháng năm. “Chúng ta không tìm kiếm một cuộc chiến giữa NATO và Nga. Dù tôi không đồng ý với ông Putin và phẫn nộ với hành động của ông ấy, thì Mỹ sẽ không cố gắng gây ra việc lật đổ vị thế của ông ấy ở Moscow. Miễn là Mỹ hoặc các đồng minh không bị tấn công, chúng tôi sẽ không trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột này, bằng cách gửi quân đội Mỹ đến chiến đấu ở Ukraine hoặc bằng cách tấn công các lực lượng của Nga”.

Phần lớn ca ngợi và chỉ trích nhắm vào chính sách Ukraine của ông Biden vì nó có tính giai đoạn. Nhưng chúng ta có chắc người Mỹ có thể được thừa nhận một cách đáng tin cậy khi chúng ta tham chiến không?

Các tổng thống có lịch sử khẳng định họ không có ý định gây chiến, cho đến khi họ làm vậy. “Ông ta giúp chúng ta không xảy ra chiến tranh” là khẩu hiệu tái tranh cử năm 1916 của Tổng thống Woodrow Wilson, để rồi Wilson đưa nước Mỹ vào Thế chiến thứ nhất chỉ một tháng sau khi nhiệm kỳ thứ hai của ông bắt đầu, ngay sau khi ông mô tả sự can thiệp của Mỹ là không thể tránh khỏi.

Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1964, Tổng thống Lyndon B.Johnson đã hứa rằng ông “sẽ không gửi các chàng trai Mỹ ở cách xa nhà 9 hoặc 10 nghìn dặm để làm thay những gì mà các thanh niên châu Á phải làm cho chính họ”. Nhưng vào tháng 2.1965, trong vòng một tháng sau khi nhậm chức, Johnson đã cho phép thực hiện chiến dịch ném bom được gọi là Chiến dịch Sấm rền. Một tháng sau, “những chàng trai Mỹ” có mặt tại Việt Nam.

Lịch sử đó chỉ ra bất kỳ lời hứa nào của tổng thống đều có “thời hạn sử dụng”- có lẽ đặc biệt là trong một mùa bầu cử - để giữ nước Mỹ không rơi vào chiến tranh: Ngay cả khi điều đó đúng vào lúc này, thì cũng không có gì đảm bảo tương lai cũng vậy.

Nhưng ít nhất trong các trường hợp của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Việt Nam, có một sự thay đổi có thể chứng minh được từ không chiến tranh sang chiến tranh, và người Mỹ có thể chỉ ra một thời điểm khi sự thay đổi đó xảy ra. Lằn ranh đó chỉ rõ các tổng thống có thể đưa ra những lời hứa thẳng thắn để không xảy ra chiến tranh và công chúng có thể biết khi nào những lời hứa đó không được giữ.

Tuy nhiên, trong những thập niên gần đây, đặc biệt là sau hậu quả của các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9, nước Mỹ đã chuyển sang mô hình chiến tranh không điểm kết, với các ranh giới không rõ ràng về thời gian, địa lý và mục đích. Ranh giới giữa thế nào là chiến tranh và không phải là chiến tranh đã bị xóa nhòa một cách nguy hiểm, và việc xác định thời điểm chúng ta chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác đã trở thành một nhiệm vụ khó khăn hơn.

Đó là một phần do những tiến bộ công nghệ, như chiến tranh bằng máy bay không người lái và tấn công mạng, đã giúp chúng ta có thể thực hiện những gì có thể được coi là hành động chiến tranh - giết kẻ thù, phá hủy các tòa nhà, làm suy giảm cơ sở hạt nhân - ở các quốc gia khác mà quân đội Mỹ không cần rời khỏi đất Mỹ. Đây cũng là việc về quy trình chiến tranh: Quốc hội đã không chính thức tuyên chiến kể từ năm 1942, nhưng các tổng thống kế nhiệm đã dựa vào quyền hạn rộng rãi chiến tranh được cấp cho George W. Bush vào năm 2002 để cho phép sử dụng vũ lực quân sự.

Chẳng hạn, nước Mỹ đang có chiến tranh ở Pakistan hay Somalia, nơi Mỹ đã tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái chống lại Qaeda, phong trào Nhà nước Hồi giáo và phiến quân Taliban ở Pakistan từ năm 2004 và Al Shabab ở Somalia từ năm 2011? Hay tại cuộc chiến ở Niger, nơi lực lượng Mỹ được triển khai và nơi 4 lính Mỹ đã thiệt mạng trong một cuộc phục kích vào tháng 10.2017?

Mỹ chưa bao giờ chính thức tham gia cuộc nội chiến ở Yemen, nhưng một liên minh do Ả Rập Saudi cầm đầu đã gây thiệt mạng dân thường bằng đầu đạn do Mỹ sản xuất và các mục tiêu được lựa chọn với sự hướng dẫn của Mỹ.

Vai trò của nước Mỹ trong cuộc xung đột kéo dài 7 năm ở Yemen đã đủ mạnh để nhiều chuyên gia tin rằng liên minh do Ả Rập Saudi sẽ phải theo đuổi hòa bình nếu không có nó (vai trò Mỹ). Nó đã đủ mạnh để các nhà lập pháp Mỹ - bao gồm đa số thượng nghị sĩ lưỡng đảng vào năm 2019 và Dân biểu Pramila Jayapal, đảng viên Dân chủ của bang Washington và Peter DeFazio, đảng viên Dân chủ từ Oregon, năm nay - đã mô tả nó là vi phạm Điều I của Hiến pháp, trong đó trao cho Quốc hội quyền tuyên chiến và Nghị quyết về Quyền hạn trong Chiến tranh năm 1973, trong đó hạn chế mạnh mẽ, về bản chất và thời gian, hành động quân sự do tổng thống khởi xướng.

Các nhà lập pháp đó kết luận rằng nước Mỹ đã vượt qua ranh giới ở Yemen, ngay cả khi không hoàn toàn rõ ràng ranh giới ở đâu.

Và những gì nước Mỹ đã làm ở Yemen rất giống những gì nước Mỹ đang làm ở Ukraine. Tháng trước, rò rỉ của các quan chức Mỹ tiết lộ rằng Mỹ đã giúp Ukraine sát hại các tướng Nga và tấn công một tàu chiến của Nga, và ông Biden đã ký một gói viện trợ trị giá 40 tỉ USD cho Ukraine, phần lớn trong số đó là hỗ trợ quân sự như chia sẻ vũ khí và thông tin tình báo. Dự luật mà bà Jayapal và ông DeFazio đã bỏ phiếu tán thành, mới chỉ dựa trên hàng tỉ USD hỗ trợ quân sự trước đó. Trong tháng này, chính quyền Biden cũng thông báo rằng họ sẽ gửi các hệ thống tên lửa tới Ukraine, về mặt lý thuyết có thể tấn công vào lãnh thổ Nga, và họ có kế hoạch bán cho chính phủ Ukraine 4 máy bay không người lái có khả năng trang bị tên lửa Hellfire.

moskow.jpg
Mỹ khoe đã giúp Ukraine đánh chìm tàu Nga tại Biển Đen

Chúng ta có chiến tranh ở Ukraine không? Nếu Mỹ và Nga đổi chỗ cho nhau - nếu bộ máy của Nga thừa nhận đã giúp giết các tướng Mỹ hoặc đánh chìm một tàu Hải quân Mỹ - thì tôi nghi ngờ rằng người Mỹ sẽ thấy nhiều điều mơ hồ ở đó. Ít nhất, những gì Mỹ đang làm ở Ukraine không phải là không chiến tranh. Nếu cho đến nay chúng ta vẫn tránh gọi đó là chiến tranh và có thể tiếp tục làm như vậy, có lẽ đó chỉ là vì chúng ta quá không chắc chắn về ý nghĩa của từ này.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thử hoán đổi vị trí, nếu Nga đứng sau đánh chìm tàu Mỹ thì cảm xúc người Mỹ sẽ thế nào?