Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin tư liệu, đặc biệt việc sử dụng kỹ thuật số để biểu diễn thông tin đã dẫn đến việc ra đời một nguồn thông tin mới, đó là nguồn thông tin điện tử (Electronic Information Resouces) hay còn gọi là nguồn thông tin số (Digital Information Resouces).
Kiến thức - Học thuật

Thông tin điện tử đã lên ngôi như thế nào?

theo Giáo trình thông tin học 19:00 25/08/2024

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin tư liệu, đặc biệt việc sử dụng kỹ thuật số để biểu diễn thông tin đã dẫn đến việc ra đời một nguồn thông tin mới, đó là nguồn thông tin điện tử (Electronic Information Resouces) hay còn gọi là nguồn thông tin số (Digital Information Resouces).

Và từ đó cũng xuất hiện khái niệm thông tin điện tử hay thông tin số. Có thể coi thông tin điện tử là tất cả các thông tin được xử lý, lưu trữ và truy cập trên máy tính hay trên mạng máy tính. Thông tin điện tử được trình bày và lưu trữ trên các vật mang tin điện tử. Đó là các băng từ, đĩa từ, đĩa quang. Chúng tạo thành nguồn tài liệu điện tử.

Ưu nhược điểm của thông tin điện tử

Các cơ sở dữ liệu do đơn vị thông tin xây dựng là thông tin điện tử quan trọng có thể truy cập trực tiếp trên máy tính. Nhưng nguồn thông tin điện tử dồi dào nhất là nguồn thông tin trực tuyến được truy cập trên máy tính thông qua mạng Internet hoặc các mạng máy tính khác.

Thông tin điện tử bao gồm: Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, đa ngành lưu trữ trên các đĩa từ, băng từ, đĩa quang CD-ROM; Các cơ sở dữ liệu trực tuyến do các cơ quan thông tin xây dựng, muốn sử dụng phải đăng ký với một server để được quyền truy cập; Bản tin điện tử, do một cơ quan phát hành, thường đặt trong trang chủ của đơn vị mình trên mạng Intranet, Internet; Báo và tạp chí điện tử, được ấn hành trên mạng Internet; Các website trên Internet, chứa thông tin về cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp, các công ty, các trường đại học; Các sơ sở tri thức, chứa hệ thống các luật dùng để xác định và thay đổi các mối liên hệ giữa các sự kiện đầu vào.

Các yêu cầu đối với một tài liệu điện tử là: Thiết kế trình bày đẹp, thẩm mỹ; Dễ đọc, dễ xem. Có thể đọc tuần tự, có thể điều khiển đi chuyển dễ dàng trên tài liệu thông qua cấu trúc logic và các mối liên kết mở; Bảo đảm tính toàn vẹn của biểu đồ, minh hoạ, công thức toán học; Có khả năng tìm kiếm toàn văn bên trong tài liệu. - Có khả năng in toàn bộ hoặc một phần của tài liệu. Thông tin điện tử có những đặc trưng nổi bật sau đây:

- Có mật độ thông tin cao. Cách đây 20 năm, nhiều người kinh ngạc khi chỉ cần từ 4 đến 5 đĩa CD. ROM có thể lưu trữ toàn bộ nội dung trong một năm của bộ Chemical Abstract gồm 100 tập, mỗi tập 2.000 trang. Ngày nay thì một thẻ nhớ có thể lưu cả triệu trang sách;

Thông tin luôn mới nhờ có khả năng cập nhật nhanh, thường xuyên và kịp thời; Thông tin có thể lưu trữ ở nhiều dạng khác nhau: văn bản, đồ thị, âm thanh, hình ảnh tĩnh và động; Có khả năng truy cập theo nhiều dấu hiệu khác nhau: tác giả, nhan đề, từ khoá, năm xuất bản...; Có khả năng truy cập từ xa, không giới hạn về không gian, thời gian; Cùng một thời điểm có thể nhiều người truy cập; Tạo khả năng cho người dùng tin có thể tiếp cận với tác giả thông qua kênh thông tin phản hồi.

Bên cạnh những ưu điểm trên đây, thông tin điện tử cũng có những nhược điểm và hạn chế:

Tính ổn định không cao, độ bền vững không đồng nhất: có thông tin tồn tại lâu dài nhưng cũng có những trông tin có vòng đời rất ngắn như các bản tin, bài báo trên mạng Internet.

Dễ bị vi phạm bản quyền, do bị sao chép, sửa đổi, thậm chí bị huỷ hoại do những vi phạm cố tình. Tình trạng này càng trở nên phổ biến khi các công cụ AI ra đời gần đây có khả năng truy cập, sao chép thông tin điện tử rất nhanh.

Cuộc cách mạng về thông tin

Sự ra đời của nguồn thông tin điện tử đã làm thay đổi về chất hoạt động giao lưu thông tin nói chung và hoạt động thông tin – thư viện nói riêng. Các thư viện điện tử ra đời với phần cốt lõi là các kho thông tin số hoá. Xuất bản điện tử ra đời và phát triển đã làm thay đổi ngành xuất bản từ nhiều năm nay. Ngày nay hầu hết các tài liệu khoa học và công nghệ được xuất bản và phổ biến dưới dạng điện tử.

Sự phát triển bùng nổ của nguồn thông tin số hoá trong những năm gần đây đã dẫn đến hình thành khái niệm “nội dung số", tiếng anh là E-content hay Digital Content.

Nội dung số là thuật ngữ dùng để chỉ các thông tin số hoá. Nó có thể ở dạng trang Web cũng như thông tin chứa trong các tệp dữ liệu ở dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh hoặc dạng tích hợp hoà trộn văn bản, âm thanh, hình ảnh (đa phương tiện).

Nội dung số là một khai niệm rộng, bao quát nhiều lĩnh vực và phát triển liên tục, bao gồm phần mềm nội dung, trò chơi điện tử, học tập trực tuyến (e-learning), xuất bản điện tử, âm nhạc, chương trình phát thanh truyền hình, quảng cáo tiếp thị trên Internet, v.v...

Có cả một ngành công nghiệp cho các sản phẩm nội dung số. Đó là công nghiệp nội dung số (Digital Content Industry – DCI). Với sự làn tỏa mạng xã hội, nền công nghiệp nội dung số đang ngày càng chiếm tỷ lệ quan trọng trong các nền kinh tế.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thông tin điện tử đã lên ngôi như thế nào?