Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14, sáng ngày 20.11, các đại biểu quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) với với 452/465 đại biểu tán thành.

Thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng: Chưa bổ sung việc xử lý tài sản không giải trình được

Trí Lâm | 20/11/2018, 11:42

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14, sáng ngày 20.11, các đại biểu quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) với với 452/465 đại biểu tán thành.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) cho biết, trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu quốc hội (ĐBQH) thảo luận tại kỳ họp thứ 6 về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Về cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập (Điều 30), tiếp thu đa số ý kiến ĐBQH, Điều 30 của dự thảo Luật quy định: Giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương và doanh nghiệp Nhà nước; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của những người kê khai còn lại công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương và doanh nghiệp Nhà nước.

Các cơ quan khác và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức mình.

Về người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập (Điều 34), việc mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai đến tất cả cán bộ, công chức nhằm mục đích chủ yếu là tạo cơ sở dữ liệu để so sánh, đối chiếu khi họ được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn hoặc khi tài sản, thu nhập có biến động trong năm từ 300 triệu đồng trở lên…, những đối tượng này không phải kê khai hàng năm.

Tuy dự thảo Luật quy định mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai lần đầu nhưng đã thu hẹp diện đối tượng phải kê khai thường xuyên, kê khai hàng năm là phù hợp với năng lực của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập và bảo đảm tính khả thi. Do đó, đề nghị Quốc hội cho giữ như quy định của dự thảo Luật.

Về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho phép chưa bổ sung quy định về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc vào dự thảo Luật mà thực hiện như quy định của pháp luật hiện hành.

Theo đó, nếu cơ quan có thẩm quyền chứng minh được tài sản do tham nhũng mà có thì tiến hành thu hồi hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật tương ứng; nếu chứng minh được có dấu hiệu trốn thuế thì xử lý theo quy định của pháp luật về thuế.

Đồng thời, Điều 31 của dự thảo Luật đã bổ sung quy định về chuyển vụ việc có dấu hiệu vi phạm được phát hiện trong quá trình kiểm soát tài sản, thu nhập đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết để tăng cường việc xử lý đối với loại tài sản, thu nhập này.

Về các nội dung khác của dự thảo luật như: về những quy định chung; về phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; về phát hiện tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; về phòng, chống tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước,... đều được rà soát, tiếp thu để hoàn thiện. Ngoài ra, UBTVQH đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan trình dự án và các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiêm túc tiếp thu nhiều ý kiến khác của các vị ĐBQH, hoàn thiện về mặt kỹ thuật soạn thảo văn bản của dự thảo Luật.

Sau khi nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua dự thảo Luật với 452 đại biểu tán thành, chiếm 93,20% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết.

Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV gồm gồm 10 chương, 96 điều. Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) quy định quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2019.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng: Chưa bổ sung việc xử lý tài sản không giải trình được