Rạng sáng 23.9 theo giờ Hà Nội, Thomas Cook, doanh nghiệp lữ hành hiện đại đầu tiên trên thế giới, cho biết công ty không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tuyên bố phá sản.

Thomas Cook, ông tổ của ngành du lịch phá sản

23/09/2019, 14:36

Rạng sáng 23.9 theo giờ Hà Nội, Thomas Cook, doanh nghiệp lữ hành hiện đại đầu tiên trên thế giới, cho biết công ty không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tuyên bố phá sản.

Cuộc họp tối 22.9 của hội đồng quản trị Thomas Cook, công ty lữ hành 178 năm tuổi nổi tiếng bậc nhất Vương quốc Anh, đã kết thúc theo hướng vô cùng tiêu cực. Theo đó, hội đồng quản trị của công ty "kết luận rằng họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiến hành các thủ tục phá sản". Cùng với kết luận này, một đơn đã được gửi lên Tòa án Tối cao để thủ tục phá sản công ty diễn ra ngay trước khi hoạt động kinh doanh được mở cửa trở lại vào ngày 23.9.

CEO Peter Fankhauser đã gửi lời xin lỗi tới khách hàng, nhân viên, các nhà cung ứng và đối tác.

"Điều này đánh dấu một ngày vô cùng buồn với doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực kỳ nghỉ trọn gói và khiến việc du lịch khả thi với hàng triệu người trên thế giới", Fankhauser chia sẻ.

Trong khi đó, Cơ quan Hàng không Dân dụng Anh hôm Chủ nhật cho biết tất cả các vé được đặt của Thomas Cook đều đã bị hủy bỏ. Thomas Cook đang điều hành hãng hàng không cùng tên với gần 50 máy bay tầm trung và xa. Điều này đồng nghĩa với việc hàng loạt khách hàng của công ty có nguy cơ mắc kẹt ở nước ngoài. Sự hỗn loạn này có lẽ còn tệ hơn sự sụp đổ của Monarch Airlines năm 2017 và Chính phủ Anh sẽ phải ra tay giải quyết.

Thomas Cook phải họp vào cuối tuần để tránh sụp đổ sau khi Ngân hàng Hoàng gia Scotland và một số ngân hàng khác yêu cầu công ty lữ hành kiếm được 250 triệu USD trong tuần này. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab nhấn mạnh gần như không có khả năng "chính phủ Anh cứu Thomas Cook". Lý do được đưa ra là nước Anh sẽ không cứu các doanh nghiệp mà không có ý nghĩa cho "lợi ích chiến lược của quốc gia".

Tuy nhiên, ông Raab cũng nhấn mạnh rằng Chính phủ Anh đã có kế hoạch đưa 160.000 du khách Anh trở về nhà nếu họ bị mắc kẹt sau sự sụp đổ của Thomas Cook. Trước đó, công ty này cho biết họ đang phục vụ 600.000 khách hàng trong đó có 160.000 người tới từ vương quốc Anh.

"Chúng tôi đã có kế hoạch dự phòng để đảm bảo không ai bị mắc kẹt", ông Raab nói và cho biết kế hoạch này có biệt danh Chiến dịch Matterhorn. Nó dự kiến sẽ tiêu tốn của Chính phủ Anh 750 triệu USD. Một số máy bay đã được đưa đến những nơi mà khách hàng của Thomas Cook đặt vé để có thể đưa công dân Anh về nhà vào ngày 23.9.

Cái kết của Thomas Cook đến sau một năm đầy biến động với công ty. Kể từ tháng 5.2018, cổ phiếu của công ty đã giảm 96% trong bối cảnh Brexit không chắc chắn cùng với sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực du lịch.

Theo Trí Thức Trẻ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
34 phút trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thomas Cook, ông tổ của ngành du lịch phá sản