Thị trường thời trang Việt là một mảnh đất màu mỡ, ít được khai phá. Khi mà các nhãn hiệu thời trang Việt vẫn còn đang loay hoay với đầu ra cho sản phẩm thì vô tình, phần béo bở nhất lại thuộc về những thương hiệu lớn của nước ngoài. Và cuộc đổ bộ vào thị trường Việt Nam từ phân khúc cao cấp đến phân khúc bình dân trong những năm trở lại đây rầm rộ hơn bao giờ hết.

Thời trang thế giới khỏa lấp cơn khát của thị trường Việt Nam

DDVN | 10/10/2016, 13:49

Thị trường thời trang Việt là một mảnh đất màu mỡ, ít được khai phá. Khi mà các nhãn hiệu thời trang Việt vẫn còn đang loay hoay với đầu ra cho sản phẩm thì vô tình, phần béo bở nhất lại thuộc về những thương hiệu lớn của nước ngoài. Và cuộc đổ bộ vào thị trường Việt Nam từ phân khúc cao cấp đến phân khúc bình dân trong những năm trở lại đây rầm rộ hơn bao giờ hết.

Từ thời trang cao cấp…

Những cái tên xa xỉ và cao cấp trong thị trường thời trang thế giới tọa lạc ở hai thành phố lớn của Việt Nam là Sài Gòn và Hà Nội.

1. Gucci

Hiện nay, cửa hàng của Gucci tọa lạc ở đường Đồng Khởi. Đây là con đường được cho là có vị trí đẹp nhất Sài Gòn và là con đường mua sắm xa xỉ có sự tập trung của nhiều thương hiệu lớn trên thế giới. Sau lần khai trương đầu tiên vào năm 2007 và bị dính tới “phi vụ” trốn thuế của công ty phân phối tại Việt Nam, một lần nữa, vào năm 2015, Gucci khai trương trở lại dưới sự điều hành trực tiếp của Tập đoàn Gucci Group tại Việt Nam.

2. Louis Vuitton

Ông trùm này lần đầu gia nhập thị trường ở châu Á vào năm 1978 với cửa hàng khai trương đầu tiên tại Nhật Bản. Sau đó, năm 2002, một tòa nhà hoành tráng của Louis Vuitton được mở ngay tại trung tâm của thủ đô Tokyo. Đây không chỉ là tòa nhà đầu tiên của thương hiệu này ở châu Á mà còn được cho là có quy mô và hoành tráng nhất thế giới. Tiếp tục những chuỗi ngày thắng lớn và mở rộng quy mô xuất hiện, vào năm 1997, thương hiệu này đặt chân đến Hà Nội và năm 2007 bắt đầu mon men xuất hiện ở Sài Gòn. Tuy còn đang lâm vào cảnh khốc liệt vì phải cạnh tranh với hàng nhái, hàng giả nhưng thương hiệu này đang có tiềm lực phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.

3. Chanel

Chanel chỉ mở một cửa hàng thời trang duy nhất tại khách sạn Rex (Q.1, TP.HCM) vào năm 2011 và tồn tại cho đến nay. Ngoài ra, Chanel còn sở hữu một cửa hàng mĩ phẩm tại Diamond Plaza. Hiện tại, nhà phân phối cũng như đại diện thương hiệu cho Chanel tại Việt Nam là Tập đoàn Imex Pan Pacific (IPP).

4. Hèrmes

Năm 2008, Hèrmes lần đầu xuất hiện tại Việt Nam với một cửa hàng hoành tráng tại Hà Nội. Bốn năm sau, vào năm 2012, đích thân Chủ tịch Hội đồng Quản trị của thương hiệu này đã bay sang Việt Nam để tham dự buổi lễ khai trương tại Sài Gòn. So với Hà Nội, gian hàng tại TP.HCM được trình bày đầy đủ chủng loại của 16 ngành hàng mang đậm dấu ấn rất riêng, bao gồm tơ lụa, đồ da, mĩ phẩm và trang phục dành cho nam và nữ.

5. Versace

Versace đang vươn mình chứng minh là nhà mốt có tốc độ phát triển nhanh và mạnh tại thị trường châu Á. Tính riêng tại Trung Quốc (bao gồm của Trung Quốc lục địa, Hồng Kông, Đài Loan), thương hiệu này có 31 cửa hàng lớn nhỏ. Tại Việt Nam, năm 2013, cửa hàng Versace đầu tiên theo đúng quy chuẩn của Versace Boutique trên toàn thế giới được khai trương tại Vincom A Plaza, TP.HCM. Cửa hàng Versace thứ 2 tại Việt Nam được mở nhân dịp Tràng Tiền Plaza, Hà Nội, khai trương trở lại vào tháng 4/2013.

… đến những thương hiệu bình dân

Chuỗi thương hiệu bình dân cũng xâm lấn vào thị trường Việt để tranh giành thị phần béo bở. Và đương nhiên, thế mạnh của các chuỗi thương hiệu này là đại trà, mẫu mã bắt mắt mà giá rất phù hợp.

1. H&M

Là một thương hiệu bình dân của Thụy Điển, H&M ghi lòng với những tín đồ thời trang ở Việt Nam bởi sự đa dạng và giá cả hợp lí. Theo nhiều nguồn tin đồn đoán cho rằng, H&M đang có kế hoạch mở hàng loạt các cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam, bắt đầu từ năm sau.

2. Zara

Cửa hàng flagship mới của Zara tọa lạc tại Vincom Center, TP.HCM đã chính thức ra mắt tháng 9/2016. Tại đây trưng bày tất cả các bộ sưu tập mới nhất của thương hiệu với đủ các sản phẩm cho nữ, nam và trẻ em. Điều đặc biệt ấn tượng, ngay ngày khai trương đầu tiên, doanh thu của cửa hàng đã đem về hơn 5 tỉ đồng. Một con số vô cùng ấn tượng và đáng mơ ước của nhiều nhãn hiệu thời trang khác ở Việt Nam.

3. Mango

Không phải là sự quá mới mẻ, Mango gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2004 bằng việc theo chân nhà phân phối thời trang cao cấp MaiSon về nước. Thanh lịch, năng động và không kém phần sang trọng, Mango có sự phát triển tốt và rất thu hút khách hàng ở đối tượng có thu nhập tầm trung.

Kim Huyên/ Duyên dáng Việt Nam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thời trang thế giới khỏa lấp cơn khát của thị trường Việt Nam