Có rất nhiều cuốn tiểu thuyết lấy New York làm nguồn cảm hứng, trong đó đề cập đến một loạt vấn đề như người nhập cư, về tiền bạc và những mối nguy hiểm, về sự hoài cổ mãnh liệt hay hướng tới tương lai, những câu chuyện lãng mạn mang phong cách New York...

Thời thơ ngây – một bức tranh xã hội đầy giả tạo và cầu toàn

11/01/2017, 07:09

Có rất nhiều cuốn tiểu thuyết lấy New York làm nguồn cảm hứng, trong đó đề cập đến một loạt vấn đề như người nhập cư, về tiền bạc và những mối nguy hiểm, về sự hoài cổ mãnh liệt hay hướng tới tương lai, những câu chuyện lãng mạn mang phong cách New York...

Cuốn tiểu thuyết Thời thơ ngây đã khắc họa lên một thành phố New York đầy đam mê nhưng cũng đầy sự cám dỗ

Thời thơ ngây là cuốn tiểu thuyết cũng đã lấy New York để tạo nên một bức tranh xã hội giả tạo, đầy cầu toàn. Thời thơ ngây kể về câu chuyện tình ngang trái giữa chàng trai trẻ Newland Archer với May Welland- vợ sắp cưới của anh và nữ Bá tước xinh đẹp Ellen Olenska- chị họ của May. Câu chuyện về một cuộc hôn nhân tồi tệ ở New York chính là bản cáo trạng đanh thép lên án một xã hội xa rời đạo lý và văn hóa.

May Welland xinh đẹp, ngay thẳng và thuần khiết. Cô là hiện thân của chuẩn mực xã hội New York lúc bấy giờ. Nhưng chị họ của cô, Ellen Olenska lại mang một vẻ đẹp khác biệt, cô không phải là “sản phẩm” của cái xã hội cổ hủ nơi mà con người ta không dám sống thật với tình cảm của mình, cô dám nói thẳng những suy nghĩ và chính điều đó đã khiến Newland Archer yêu cô say đắm.

Edith Wharton (1862 – 1937) là nữ tiểu thuyết gia đầu tiên đạt giải Pulitzer

Có thể nói rằng, May và Ellen đại diện cho hai mặt khác nhau của Newland Archer và là hai mặt mà anh sợ phải trở thành. Nếu ở bên May, anh sẽ sống một cuộc đời bình dị, êm đềm và địa vị xã hội cao như đã định trước, nhưng con tim tràn đầy yêu thương ấy sẽ dần trở nên chai sạn và vô cảm. Còn với Ellen, anh sẽ có được tình yêu đích thực của cuộc đời mình, anh sẽ được hạnh phúc. Nhưng điều đó sẽ khiến anh phải đi ngược lại những chuẩn mực xã hội vốn đã ăn sâu vào tâm trí và đánh mất tất cả những gì anh đã gây dựng được.

Edith Wharton còn được gọi là Edith Newbold Jones (1862 - 1937) là nữ nhà văn đầu tiên đoạt giải Pulitzer. Bà được đề cử giải Nobel Văn học năm 1927, 1928 và 1930. Wharton kết hợp trí thông minh cùng khiếu hài hước tự nhiên và quan điểm về tầng lớp thượng lưu trong xã hội Mỹ để tạo nên những tiểu thuyết với ngòi bút châm biếm sâu cay, sắc bén, mang cái nhìn sâu sắc về tâm lý- xã hội. Bà hiểu rất rõ sự vận hành của xã hội New York lúc bấy giờ. Đó là một xã hội với những lề thói được tuân thủ một cách chặt chẽ. Người phụ nữ được nuôi dạy để trở nên “thật thuần khiết”, không được biết đến khao khát hay tham vọng bản thân. Còn những trách nhiệm lớn lao, những nghĩa vụ phải thực hiện với gia tộc được đặt lên vai người đàn ông.

Thời thơ ngây được Công ty Cổ phần sách Bách Việt liên kết với NXB Dân trí tái bản tại Việt Nam vào tháng 12.2016

Qua Thời thơ ngây, với giọng văn hài hước và châm biếm, Edith Wharton tái hiện chân thực sự giả tạo và ngây thơ đến tàn nhẫn của xã hội thượng lưu New York, nơi mà con người ta sợ phải sống thật với bản chất, luôn luôn giấu kín tình cảm của mình. Cũng như tất cả các tiểu thuyết về New York khác, Thời thơ ngây châm biếm sự tàn nhẫn và thói đạo đức giả của xã hội thượng lưu Manhattan những năm trước, trong và sau cuộc Đại chiến.

Thời thơ ngây được Công ty Cổ phần sách Bách Việt liên kết với NXB Dân trí tái bản tại Việt Nam vào tháng 12.2016 với một diện mạo mới mang đậm tính nghệ thuật khiến nhiều bạn trẻ yêu thích, đồng thời cũng là một trong những cuốn sách đáng đọc nhất về một thành phố hấp dẫn nhất này.

Dạ Thảo

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
4 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thời thơ ngây – một bức tranh xã hội đầy giả tạo và cầu toàn