Thời bao cấp” được tái hiện lại một cách sinh động qua tập sách “Thương nhớ thời bao cấp” của hai tác giả Thành Phong và Hữu Khoa. Sách tập hợp những câu cửa miệng, cùng tục ngữ, thành ngữ, những câu ca vần vè, cho tới những biển hiệu bán hàng, những khúc đồng dao... từng quen thuộc trong thời bao cấp.

Thời bao cấp qua miệng lưỡi thế gian: Niềm thương nhớ xót xa

03/02/2018, 15:15

Thời bao cấp” được tái hiện lại một cách sinh động qua tập sách “Thương nhớ thời bao cấp” của hai tác giả Thành Phong và Hữu Khoa. Sách tập hợp những câu cửa miệng, cùng tục ngữ, thành ngữ, những câu ca vần vè, cho tới những biển hiệu bán hàng, những khúc đồng dao... từng quen thuộc trong thời bao cấp.

Một trang trong cuốn ‘Thương nhớ thời bao cấp’ - Ảnh: T.V

Xin nói ngay, đề tài “Thời bao cấp” không phải là một đề tài mới lạ thậm chí còn là một đề tài xưa hơn trái đất: Thời bao cấp được phản ảnh trên phim tài liệu, phim truyện, bút ký, kịch truyền hình, thậm chí cả một triển lãm quy mô về thời bao cấp cũng đã từng được mở…Và lần này vẫn là những câu chuyện cũ, nhưng tập sách của hai tác giả Thành Phong và Hữu Khoa dẫn dắt người đọc, người xem đi qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

Người dân đi mua hàng tết tại một cửa hàng mậu dịch thời bao cấp - Ảnh: Tư liệu

Thời kỳ bao cấp, chế độ bao cấp, cơ chế kinh tế quan liêu bao cấp… là những khái niệm có thể vô cùng xa lạ với thế hệ trẻ ngày nay, tuy nhiên đối với những người đã từng sống ở thời kỳ ấy thì đây là giai đoạn vừa buồn cười vừa cay đắng, vừa giận vừa thương, vừa muốn quên đi vừa không thể không nhớ đến được.

Chính vì thế khi đọc Thương nhớ thời bao cấp nhiều người có cảm giác như đang làm một cuộc hành trình ngược thời gian để quay lại với quá khứ “vui vẻ” của giai đoạn đã qua. Ở đó nụ cười lạc quan yêu đời và cũng có thể là những phút giây nín lặng đến bật khóc…

Những câu nói cửa miệng phản ảnh hiện thực xã hội "thời bao cấp" được tác giả đưa vào sách kèm theo minh họa dí dỏm

Thương nhớ thời bao cấp là tập hợp những câu cửa miệng, tục ngữ, thành ngữ, những câu ca vần vè, cho tới những biển hiệu bán hàng, những khúc đồng dao,... từng quen thuộc với cả một thế hệ. Ở đó chúng ta sẽ gặp lại món Canh toàn quốc, Phở không người lái, những bản hiệu Phanh nón, Chuyên may vá, Lộn cổ áo sơ mi, Và những con người: Mặt nghệt như mất sổ gạo, Gái công trường giường bệnh viện, Đi xe cố vấn, mặc áo chuyên da, ăn uống qua loa, ấy là… cán bộ, Bụng to trán hói, ăn nói ba hoa, đi xe Volga, ăn gà Tôn Đản…

Một trang trong cuốn Thương nhớ thời bao cấp

Thương nhớ thời bao cấp giúp những người từng sống ở giai đoạn khốn khó đó gợi nhớ lại những ký ức về một xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 20. Một xã hội mà tư duy phân phối bao cấp ăn sâu đến từng ngóc ngách nhỏ nhất của đời sống, với những đặc trưng không thể trộn lẫn. Thế nhưng, dẫu hiển hiện trong những sáng tác dân gian ấy là một xã hội còn vô cùng khó khăn, với những nỗi lo lắng nhọc nhằn về những thứ nhu yếu phẩm không thể căn bản hơn nữa của cuộc sống thường nhật: cái khăn mặt, túi cá khô, cái quần đùi hoa, cuốn sổ gạo, cục gạch xếp hàng... ta vẫn thấy vượt hẳn lên trên là cái nhìn quan sát sâu sắc, điềm tĩnh đến kinh ngạc, cùng thái độ phản biện hài hước và đôi khi còn vui tươi đến lạ kỳ.

"Tiêu chuẩn" thanh niên "thời bao cấp"

Khi đọc cuốn sách này, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết (Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dụcThanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội) phải thốt lên rằng: “Đến hôm nay, tôi tin rằng cả những người đã trải qua thời bao cấp lẫn các bạn sinh sau đổi mới đọc những sáng tác này không chỉ để giải trí, để cười, mà còn để ôn cố tri tân (ôn cũ hiểu mới). Bởi vì thời bao cấp tuy đã lùi xa từ hơn 30 năm trước, nhưng nhiều hiện tượng mà các sáng tác dân gian trong tập sách này ghi lại vẫn còn thò bộ rễ thâm căn cố đế của nó sang làm phiền chúng ta trong cuộc sống hiện tại…

Tôi mong những sáng tác dân gian về thời bao cấp sẽ góp phần tích cực vào việc ném những củi khô, củi tươi lỗi thời vào cái lò lịch sử đang bắt đầu đượm lửa hôm nay .

Một trang trong cuốnThương nhớ thời bao cấp

Riêng với chuyện gia kinh tế Phạm Chi Lan (Nguyên Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) thì có một tâm trạng rất đặc biệt khi đọc tác phẩm này, bà nói: “Cuốn sách này mang lại cho tôi thật nhiều cảm xúc. Ban đầu, khi mở ra đọc những trang sách này, tôi vừa đọc vừa buồn cười, thấy hay hay, vui vui, và rất thú vị với bao câu chuyện bi hài ghi lại về thời bao cấp mà những người ở thế hệ tôi không bao giờ quên được. Hầu hết những ‘tác phẩm’ dân gian trong cuốn sách đặc biệt này đều được những người thời đó thuộc lòng, và dễ dàng truyền miệng cho nhau, bởi nó dí dỏm, hài hước, nó dễ nhớ, dễ thuộc, và nhất là nó đúng quá với bối cảnh nó ra đời, với tâm trạng của những người sống trong thời đó .

Với những minh họa sinh động, hóm hỉnh của Thành Phong và Hữu Khoa, Thương nhớ thời bao cấp xứng đáng là một cuốn artbook dành cho những độc giả mà thời bao cấp chỉ là một ý niệm xa xôi, mơ hồ, cùng những người mà đó không hề là khái niệm, nhưng là một phần đời thương khó, chẳng quên.

Một số hình ảnh trong cuốn sách "Thương nhớ thời bao cấp":

Bài và ảnh: Tiểu Vũ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
3 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thời bao cấp qua miệng lưỡi thế gian: Niềm thương nhớ xót xa