Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vừa nêu Nga và Iran phải chịu trách nhiệm vì đã không chặn một thảm họa nhân đạo ở Idlib, ổ kháng cự cuối cùng của quân nổi dậy đang sắp bị quân đội Syria đánh lớn để tái chiếm.

Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo Nga phải chịu trách nhiệm thảm họa nhân đạo ở Syria

Trần Trí | 11/09/2018, 17:19

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vừa nêu Nga và Iran phải chịu trách nhiệm vì đã không chặn một thảm họa nhân đạo ở Idlib, ổ kháng cự cuối cùng của quân nổi dậy đang sắp bị quân đội Syria đánh lớn để tái chiếm.

Bài viết đăng báo The Wall Street Journal ngày 11.9 của Tổng thống Erdogan cũng nêu cộng đồng quốc tế “cần dồn hết sức nặng phía sau một giải pháp chính trị”.

Việc quân đội Syria đánh quân nổi dậy ở Idlib sẽ gây ra một thảm họa nhân đạo và rủi ro an ninh cho Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu, theo bài viết của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ .

Bài viết kêu gọi cộng đồng quốc tế ra tay hành động, và cảnh báo “toàn thế giới sẽ phải trả giá” nếu không hành động: “Tất cả thành viên cộng đồng quốc tế phải biết trách nhiệm khi khả năng tấn công Idlib đang đè nặng. Hậu quả của sự không hành động sẽ rất lớn. Một cuộc tấn công cũng sẽ tạo ra những rủi ro nhân đạo và an ninh cho Thổ Nhĩ Kỳ, phần còn lại và xa hơn nữa”.

Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar nói các không tấn công không quân và bộ binh vào Idlib phải ngưng lập tức, và phải có lệnh ngưng bắn ở khu vực này.

Từ ngày 4.9, không quân Nga-Syria đã không kích quân nổi dậy ở Idlib, tập trung đông quân ở trận địa Idlib (tây bắc Syria), sau nhiều tuần im lặng, và cuộc không kích được cho là khúc dạo đầu của một cuộc tấn công tổng lực.

Cuộc tấn công bất chấp sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ vốn ủng hộ quân nổi dậy, nên Istanbul sợ một cuộc thảm sát, và Thổ Nhĩ Kỳ đã đón hơn 3,5 triệu người tị nạn, cũng nói không thể tiếp nhận thêm người tị nạn tràn qua biên giới nước này, nếu xảy ra tấn công vào Idlib.

Hôm 10.9, Thổ Nhĩ Kỳ và Cơ quan điều phối vấn đề nhân đạo LHQ (OCHA) đã cảnh báo nguy cơ thảm sát và thảm họa nhân đạo, liên quan hàng chục ngàn dân thường Syria nếu xảy ra một trận đánh lớn.

OCHA nói cho đến nay, hơn 30.000 người phải bỏ nhà cửa ở tây bắc Syria, kể từ khi lại có các vụ ném bom xuống khu vực này, và cảnh báo một chiến dịch tái chiếm Idlib có thể buộc 800.000 người phải ra đi.

Người phát ngôn OCHA David Swanson cho biết đã có 30.542 người bỏ nhà cửa, chuyển đến các vùng khác thuộc Idlib, nơi có khoảng 2,9 triệu dân.

Lãnh đạo OCHA Mark Lowcock cảnh cáo cuộc chiến có thể gây ra thảm họa nhân đạo tệ hại nhất của thế kỷ 21.

Trong cuộc gặp 3 bên ở Tehran ngày 7.9, Tổng thống Erdogan đã không thể đạt được cam kết ngưng bắn của Nga với Iran, hai đồng minh của chính phủ Tổng thống Bashar Assad của Syria,

Tổng thống Nga Vladimir Putin và đồng nhiệm Hassan Rouhani đã cùng ông Erdogan đồng ý trong một tuyên bố, rằng không thể có giải pháp quân sự cho cuộc nội chiến Syria, và nó chỉ có kết thúc thông qua một tiến trình đàm phán tìm giải pháp hòa bình.

Ông Erdogan đề nghị ngưng bắn, nhưng ông Putin nói giải pháp này vô ích vì không liên quan bọn khủng bố, và ông Rouhani nói Syria phải tái kiểm soát toàn bộ lãnh thổ.

Nhờ sự yểm hộ của quân Nga và Iran, chính phủ Syria đã có thể lội ngược dòng, giành lại 2/3 lãnh thổ từng lọt vào vòng kiểm soát của các nhóm quân nổi dậy và bọn khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) trong cuộc nội chiến Syria từ năm 2011, vốn đã làm chết hơn nửa triệu người dân và 11 triệu trong tổng số 30 triệu dân Syria phải sơ tán.

Đối với Tổng thống Assad, nếu đánh tan quân nổi dậy ở Idlib có nghĩa sẽ thu hồi toàn bộ lãnh thổ Syria. Ông đã tập kết quân đội và quân đồng minh ở trận tiền Idlib.

Nhưng Mỹ đã cảnh báo Syria chớsử dụng vũ khí hóa học (VKHH) vào trận đánh quyết định này, vì nếu làm thế thì Mỹ, Anh và Pháp sẽ phản ứng cứng rắn hơn so với 2 đợt không kích trước đây, theo tuyên bố của Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton hôm 10.9.

Hồi tháng 4.2018, liên quân Mỹ-Anh-Pháp tấn công bằng tên lửa vào khu vực quanh thủ đô Damascus, sau khi có tin Syria tấn công hóa học vào quân nổi dậy bao vây Damascus.

Tuần trước, các quan chức quân sự cấp cao Pháp cũng nói: Pháp sẵn sàng không kích các mục tiêu Syria, nếu Syria lại sử dụng VKHH ở Idlib.

Hồi tháng 4.2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh phóng 59 quả tên lửa hành trình “Búa” Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat của Syria.

Đó là hành động quân sự đơn phương đầu tiên của Mỹ vào chính quyền Syria. Nhưng vài giờ sau đòn không kích của Mỹ, máy bay Syria vẫn cất cánh từ sân bay bị dội tên lửa.

Lúc đó có thông tin Mỹ đã báo trước với Nga về vụ tấn công, và Nga báo cho chính quyền Syria, cho phép quân đội Syria đem cất máy bay ở chỗ khác trước khi vụ không kích xảy ra.

Vài ngày qua, các quan chức Mỹ nói có bằng chứng quân đội Syria đang chuẩn bị tấn công bằng VKHH, để mở đầu trận đánh tổng lực vào Idlib.

Ngày 8.9, Tướng thủy quân lục chiến Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ (JCS) cho biết ông luôn cùng Nhà Trắng bàn chuyện đánh Syria, nếu Syria phớt lờ lệnh cảnh báo của Mỹ rằng chớ sử dụng VKHH để tiêu diệt quân nổi dậy ở Idlib.

Nhưng Nga-Syria cáo buộc Mỹ đang dựng chứng cớ giả rằng sẽ có cuộc tấn công bằng VKHH, nhằm có cớ cho Mỹ can thiệp quân sự sâu vào Syria.

Quân đội Ngatuyên bố đã nắm được một số tài liệu “không thể chối cãi”, rằng quân nổi dậy chuẩn bị làm giả một vụ tấn công hóa học ở Idlib rồi đổ tội cho Syria, để phương Tây có cớ can thiệp vào tình hình Syria.

Trung Trực (theo Reuters)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
8 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo Nga phải chịu trách nhiệm thảm họa nhân đạo ở Syria