Cặp cửa khẩu Nam Giang - Đắc Tà Oọc giữa Quảng Nam (VN) và Sê Kông (Lào) vừa được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế. Hành trình xuyên Á trên con đường huyết mạch kinh tế và ngắn nhất từ Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan đến vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Việt Nam) đã được khơi thông.

THILOGI mở tuyến vận chuyển qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang – Đắc Tà Oọc

Q.C | 18/08/2021, 11:55

Cặp cửa khẩu Nam Giang - Đắc Tà Oọc giữa Quảng Nam (VN) và Sê Kông (Lào) vừa được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế. Hành trình xuyên Á trên con đường huyết mạch kinh tế và ngắn nhất từ Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan đến vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Việt Nam) đã được khơi thông.

Đây là tiền đề quan trọng thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần phát triển thương mại xuyên biên giới - điều mà các địa phương, doanh nghiệp đã mong đợi từ rất lâu.

1thilogi18082021.jpeg
Cửa khẩu quốc tế Nam Giang

Thúc đẩy giao thương, phát triển mạnh xuất nhập khẩu

Ngày 14.8, cặp cửa khẩu quốc tế Nam Giang - Đắc Tà Oọc chính thức đưa vào hoạt động, mở ra những cơ hội hợp tác mới về kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung và hai tỉnh Quảng Nam - Sê Kông nói riêng, đặc biệt là giải quyết nhu cầu ngày càng cao về xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu hàng hóa. Là một trong những doanh nghiệp logistics hàng đầu miền Trung, Công ty Giao nhận - Vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI, thuộc THACO) đang tận dụng tốt các lợi thế, đặc biệt là tuyến vận chuyển mới từ vùng Đông Bắc Thái Lan/Nam Lào - Pắc Xế/Át Ta Pư - Sê Kông - cửa khẩu Đắc Tà Oọc (Lào) - Nam Giang - Chu Lai (Quảng Nam) để đẩy mạnh phát triển dịch vụ vận tải đường bộ, khai thác hiệu quả nguồn hàng đa dạng từ các khu vực và các nước thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây. Ngay sau lễ khai trương, đội xe THILOGI đã vận chuyển, lưu thông hàng hóa, đánh dấu tuyến vận tải xuyên biên giới qua cặp cửa khẩu quốc tế mới này.

2thilogi18082021.jpeg
Phương tiện vận chuyển của THILOGI tại Cửa khẩu quốc tế Nam Giang ngày khai trương

Hiện nay, nhu cầu của thị trường Lào và Thái Lan về các sản phẩm sắt thép, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, phân bón… rất lớn; đồng thời khu vực này cũng rất cần xuất khẩu các sản phẩm nông - lâm nghiệp, vật liệu… qua miền Trung Việt Nam. Trước đây, hàng hóa được vận chuyển chủ yếu qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum).

Việc khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Nam Giang - Đắc Tà Oọc đã mở ra cơ hội lớn, thúc đẩy giao thương, kết nối hàng hóa từ vùng Nam Lào, Bắc Thái Lan về các tỉnh miền Trung, trong đó có cảng Chu Lai với quãng đường được rút ngắn đáng kể (ngắn hơn 170km so với cửa khẩu Bờ Y), góp phần phát triển kinh tế khu vực và tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Song song đó, các tuyến quốc lộ 14B, 14E, 14D được đầu tư nâng cấp cùng với tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi sẽ tạo nên con đường vận chuyển thông suốt từ cửa khẩu về cảng Chu Lai với khoảng cách chỉ hơn 200km. Đặc biệt, việc Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang đến năm 2025 hứa hẹn sẽ thúc đẩy liên kết giao thương, đẩy mạnh xuất nhập khẩu.

3thilogi18082021.jpeg
Phương tiện vận chuyển của THILOGI tại Cửa khẩu quốc tế Nam Giang ngày khai trương

Khai thác lợi thế, phát triển vận tải xuyên biên giới

Những năm gần đây, tỉnh Quảng Nam đã ưu tiên phát triển hạ tầng logistics, kết nối các tuyến giao thông chính giữa đường cao tốc với quốc lộ và tỉnh lộ, đường huyện và đường tỉnh, và các tuyến ven biển. Dự kiến đến tháng 6.2022, tỉnh sẽ hoàn thành nâng cấp tuyến luồng vào cảng Chu Lai từ độ sâu từ 8,1m lên sâu 10m, đảm bảo tiếp nhận tàu có tải trọng lớn. Điều này sẽ góp phần phát triển hài hòa các phương thức vận tải đường bộ, đường thủy…; kết hợp giữa phát triển kết cấu hạ tầng, phương tiện và các loại hình vận tải một cách hiệu quả. Mới đây, Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất Bộ GTVT nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 qua Quảng Nam để đảm bảo giao thông, lưu thông hàng hóa. Đặc biệt, thủ tục hải quan tại các cửa khẩu trên địa bàn khá thông thoáng, thủ tục thông quan, chuyển đổi container chỉ mất tối đa 2 giờ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển hoạt động logistics, trong đó có THILOGI.

4thilogi18082021.jpg
Cảng Chu Lai (thuộc THILOGI)
6thilogi18082021.jpg
Xe vận chuyển nông sản của THILOGI tại cảng Chu Lai

Cảng Chu Lai là một điểm đến dịch vụ logistics mới ở miền Trung. Cảng nằm ngay trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm, vị trí giao thông thuận lợi, dễ dàng kết nối đến các khu công nghiệp, khu kinh tế trong khu vực và cửa khẩu quốc tế của các nước thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây. Việc vận chuyển hàng hóa từ các khu vực về cảng phục vụ xuất khẩu cũng như đến các khu công nghiệp, khu kinh tế… rất thuận tiện. Hệ thống kho bãi tại cảng được đầu tư mở rộng, gồm kho ngoại quan, kho hàng, kho lạnh (tổng diện tích hơn 92.000m2) và bãi container (75.500m2), cung cấp đa dạng các dịch vụ tại cảng... Cùng với hệ thống kho lạnh và bãi container lạnh, cảng đang xây dựng kho tập kết và phân phối trái cây, vật tư nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu bảo quản, xuất khẩu nông sản. Với tiềm năng lớn, cảng Chu Lai đang từng bước trở thành trung tâm giao nhận - vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu quốc tế. Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã kỳ vọng trong tương lai gần, với lợi thế cạnh tranh và sự đồng bộ dịch vụ logistics trọn gói, cảng Chu Lai sẽ trở thành thương cảng quốc tế giao lưu hàng hóa nhộn nhịp tại khu vực.

5thilogi18082021.jpg
Xe của THILOGI vận chuyển nông sản cho khách hàng
7thilogi18082021.jpg
Xe vận chuyển nông sản của THILOGI tại cảng Chu Lai

Để đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa, THILOGI đã đầu tư hơn 200 phương tiện chuyên dụng; phát triển đầu mối vận chuyển ở hai đầu Nam - Bắc nhằm tăng cường kết nối hàng hóa, gia tăng nguồn hàng đối lưu; đồng thời mở các tuyến hàng hải đến các cảng lớn ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ…

Với sự đầu tư quy mô, THILOGI đã trở thành đối tác chiến lược cung ứng dịch vụ vận tải đường bộ nội địa và xuyên biên giới cho nhiều doanh nghiệp lớn tại miền Trung - Tây Nguyên và khu vực Nam Bộ. Kế hoạch năm 2021 là sẽ vận chuyển hơn 18.500 container nông sản, 11.000 container vật tư nông nghiệp, 68.000 con gia súc, 57.700 tấn thức ăn chăn nuôi cùng nhiều loại hàng hóa khác.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
THILOGI mở tuyến vận chuyển qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang – Đắc Tà Oọc