Con ba khía sinh sống nhiều ở vùng bãi bồi rừng ngập mặn mũi Cà Mau, được người dân nơi đây bắt bán cho các vựa thu mua hải sản. Với nhiều người, săn bắt ba khía được xem là việc để kiếm tiền hằng ngày của họ.
Ẩm thực và dinh dưỡng

Theo chân người bắt ba khía rừng ngập mặn Cà Mau

Trần Khải 20/10/2024 15:44

Con ba khía sinh sống nhiều ở vùng bãi bồi rừng ngập mặn mũi Cà Mau, được người dân nơi đây bắt bán cho các vựa thu mua hải sản. Với nhiều người, săn bắt ba khía được xem là việc để kiếm tiền hằng ngày của họ.

5.jpg
Ba khía là loài giáp xác (thuộc họ cua) sống nhiều ở vùng bãi bồi rừng ngập mặn Cà Mau. Đây là loài sinh sống và sinh sản từ tự nhiên, có giá trị kinh tế khá cao, được khách hàng dùng thực phẩm rất ưa chuộng. Để có tiền, nhiều người dân ven rừng xem việc bắt ba khía là một nghề. Hằng ngày, họ len lỏi dọc các nhánh sông tìm bắt ba khía để bán cho các vựa thu mua ở địa phương.
2.jpg
Có nhiều cách bắt ba khía như đặt rập hoặc dùng đèn pin soi vào ban đêm. Khi trời tối, ba khía chui ra khỏi hang để tìm kiếm thức ăn hoặc tìm "bạn tình". Đặc tính của ba khía là sợ ánh đèn sáng nên khi những người "thợ săn" rọi đèn vào là chúng nằm im và bị bắt gọn.
3.jpg
Với những người "thợ săn" ba khía, niềm vui của họ là bắt được nhiều ba khía đem bán lấy tiền trang trải cuộc sống. Ba khía sinh sống quanh năm dưới tán rừng, vì là loài sinh sản tự nhiên, nên người ta thường lựa chọn những con đạt kích cỡ nhất định để bắt, riêng những con nhỏ hoặc ba khía trứng thì họ thả lại để tái tạo nguồn lợi ba khía trong tự nhiên
1.jpg
Theo những người "thợ săn" ba khía, để bắt được những con ba khía đạt chất lượng thì người bắt nên tránh những đêm trăng sáng, bởi thời điểm này, ba khía thường lột xác nên rất mềm, không đạt chất lượng và rất dễ chết. Với những người thợ săn ba khía, họ thường đi theo nhóm từ 3 - 5 người và phân chia khu vực, nhưng khoảng cách với nhau là không xa để đề phòng khi đi lạc vào rừng còn gọi nhau để giúp đỡ, tìm hướng ra ngoài
6.jpg
Ba khía tươi sống hiện được các vựa thu mua với giá khá cao, từ 60.000 - 70.000 đồng/kg (tùy loại). Trung bình mỗi đêm, những người thợ săn bắt được từ 5 - 7kg ba khía. Với mức giá như hiện nay, mỗi đêm họ có thu nhập hơn 300.000 đồng. Đây là mức thu nhập đáng mơ ước đối với người lao động phổ thông hiện nay
7.jpg
Dụng cụ mang theo để săn bắt ba khía khá đơn giản, gồm một chiếc thùng nhựa, một đôi găng tay và một chiếc đèn pin..., khi phát hiện ba khía, thợ săn dùng tay chụp bắt, găng tay là phương tiện bảo vệ tránh bị ba khía kẹp
4.jpg
Hiện nay, bắt ba khía đã trở thành hoạt động thu hút nhiều khách du lịch tới mũi Cà Mau tham quan, trải nghiệm. Nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đã đưa loại hình bắt ba khía vào danh mục kinh doanh của họ. Nhiều khách du lịch cảm thấy thích thú với hoạt động thực tế này, bởi vừa được tận mắt nhìn thấy ba khía trong tự nhiên, được tận tay bắt và chế biến thành món ăn
rung-3.jpg
Nghề bắt ba khía đi vào ban đêm là thuận lợi nhất, bắt được nhiều. Tuy nhiên, nhiều người dân khu vực Tân Ân - Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển lựa chọn ban ngày để đặt bẫy bằng rập chuột để dẫn dụ ba khía trong hang. Anh Trần Văn Linh, ngụ xã Tân Ân chia sẻ: "Đặt bẫy ba khía nên vào ban ngày, vì ban ngày mình dễ tìm hang hơn ban đêm. Khác với ban đêm, vào ban ngày ba khía rất nhát nên việc đặt bẫy được xem là lựa chọn tốt nhất"
11.jpg
Mồi nhử ba khía khá đơn giản, khi thì dùng mắt quả khóm (dứa) hoặc chỉ cần lá đước, lá mắm... là có thể dẫn dụ được ba khía vào bẫy. Để bắt được ba khía vào ban ngày, người đi rừng chỉ cần tìm miệng hang đặt rập. Sau một khoảng thời gian 15 - 20 phút, họ quay lại kiểm tra là có được "quả ngọt"
12.jpg
Thành quả của người thợ rừng là những con ba khía dính bẫy. Theo chia sẻ của anh Trần Văn Linh ngụ xã Tân Ân, việc đặt bẫy ba khía rất dễ dàng, nhưng tốn nhiều thời gian tìm kiếm hang, mỗi hang chỉ đặt được một lần, rồi tiếp tục tìm kiếm hang khác để bẫy tiếp. Sau một thời gian nhất định, người thợ rừng quay lại vị trí cũ để đặt ba khía, bởi lúc này, những hang "bỏ hoang" trước đó đã có "chủ mới" vào ở
10.jpg
Ba khía có thể chế biến nhiều món ăn như ba khía luộc, rang me, rang muối, riêu ba khía..., ngon nhất phải kể đến ba khía muối. Giờ ba khía muối Rạch Gốc là thương hiệu đặc sản OCOP nổi tiếng ở vùng đất ngập mặn mũi Cà Mau
ba-khia.jpg
Một cơ sở kinh doanh ở huyện Đầm Dơi chọn hàng ba khía muối làm chủ lực. Hằng năm, cơ sở này cung ứng ra thị trường một lượng lớn sản phẩm ba khía các loại
9.jpg
Đặc sản ba khía muối của HTX ba khía Đầm Dơi đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP. Đây là sản phẩm rất tiềm năng và có sức tiêu thụ lớn trên thị trường hiện nay
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
9 giờ trước Sự kiện
Sáng 19.11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Phiên họp thứ nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Theo chân người bắt ba khía rừng ngập mặn Cà Mau