Với việc huyện Thới Lai và Cờ Đỏ được công nhân huyện Nông thôn mới (NTM), TP.Cần Thơ là địa phương đầu tiên ở ĐBSCL hoàn thành xây dựng NTM.

Thêm hai huyện đạt chuẩn, Cần Thơ về nhất xây dựng Nông thôn mới ở ĐBSCL

Nguyên Việt | 16/09/2020, 18:10

Với việc huyện Thới Lai và Cờ Đỏ được công nhân huyện Nông thôn mới (NTM), TP.Cần Thơ là địa phương đầu tiên ở ĐBSCL hoàn thành xây dựng NTM.

Ngày 16.9.2020, tại huyện Cờ Đỏ, UBND TP.Cần Thơ tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thới Lai và huyện Cờ Đỏ đạt chuẩn NTM năm 2019.

Như vậy, cả bốn huyện của TP.Cần Thơ gồm Phong Điền, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Thới Lai đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Trong đó, huyện Phong Điền được công nhận năm 2015, còn huyện Vĩnh Thạnh được công nhận năm 2018.

Tại buổi lễ, ông Trần Quốc Trung - Bí thư Thành ủy Cần Thơ cho biết Cờ Đỏ và Thới Lai là hai huyện có xuất phát điểm khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết, sức cạnh tranh kém, mức hưởng thụ về vật chất và tinh thần của người nông dân còn thấp.

Nhưng với cách làm hiệu quả về quy hoạch, về đầu tư hạ tầng thiết yếu, sản xuất nông nghiệp với nhiều mô hình sản xuất mới có sức lan tỏa, đã mang lại hiệu quả kinh tế cho hai huyện này. Cờ Đỏ và Thới Lai cũng đã lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn ngân sách trên địa bàn, cùng với việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực từ cộng đồng, doanh nghiệp để tập trung đầu tư cho phát triển hạ tầng nông thôn.

Toàn huyện Cờ Đỏ có hơn 28.000 héc-ta đất sản xuất nông nghiệp, gần 70 % người dân sống bằng nông nghiệp. Sản lượng lúa bình quân hằng năm đạt 400.000 tấn và có trên 95 % là lúa chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Diện tích cánh đồng lớn tăng theo từng năm, đến năm 2019 huyện có hơn 32.500 héc-ta, có 12 doanh nghiệp bao tiêu.

Toàn huyện có 4.500 héc-ta rau màu, hơn 5.000 héc-ta thủy sản và 3.856 héc-ta cây ăn trái. Nhờ đó, giá trị sản xuất bình quân trên 1 héc-ta đạt trên 174 triệu đồng/năm, tăng thu nhập cho người dân. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 53,5 triệu đồng/năm, tăng hơn 30 triệu đồng so với năm 2011.

Trong khi đó, huyện Thới Lai là địa phương có số xã tham gia xây dựng NTM nhiều nhất của Cần Thơ. Qua hơn 9 năm xây dựng NTM, hạ tầng kinh tế - xã hội của Thới Lai được tập trung đầu tư nâng cấp, xây mới, góp phần thay đổi khá nhanh diện mạo nông thôn. Huyện đã xây dựng mới 226 km và nâng cấp sửa chữa 112 km đường giao thông nông thôn 2 mét; xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa đường nhựa, đường giao thông nông thôn 4 mét; xây dựng mới 131 cây cầu kiên cố... với tổng kinh phí hơn 721 tỉ đồng.

Với quyết tâm lấy hiệu quả mô hình sản xuất và hình thức tổ chức sản xuất làm đòn bẩy nâng cao thu nhập, tại Thới Lai xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả. Đó là mô hình trồng thanh long ruột đỏ cho lợi nhuận trên 350 triệu đồng/héc-ta/năm; mô hình trồng dưa hấu chuyên canh có lợi nhuận bình quân đạt trên 500 triệu đồng/héc-ta/năm; mô hình sản xuất lúa giống cho lợi nhuận trên 35 triệu đồng/héc-ta/vụ, cao hơn 10 triệu đồng/héc-ta/vụ so với làm lúa hàng hóa...

     
  • Tại buổi lễ, 7 tập thể, 15 cá nhân của huyện Thới Lai và 9 tập thể, 16 cá nhân của huyện Cờ Đỏ đã được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ vì đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng NTM của địa phương.
Thanh Nguyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thêm hai huyện đạt chuẩn, Cần Thơ về nhất xây dựng Nông thôn mới ở ĐBSCL