Chiều 18.12, Bộ Y tế ghi nhận 15.895 ca nhiễm mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 15.883 ca ghi nhận trong nước.

Thêm 15.895 ca nhiễm mới, Bộ Y tế phân bổ thuốc Molnupiravir cho các F0 thể nhẹ

Dạ Thảo - Ảnh: Bộ Y tế | 18/12/2021, 18:19

Chiều 18.12, Bộ Y tế ghi nhận 15.895 ca nhiễm mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 15.883 ca ghi nhận trong nước.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Cà Mau (1.341), Hà Nội (1.244), TP.HCM (1.019), Tây Ninh (941), Bến Tre (826), Đồng Tháp (785), Cần Thơ (749), Bình Phước (715), Khánh Hòa (601), Vĩnh Long (595), Bạc Liêu (475), Trà Vinh (454), Sóc Trăng (447), Kiên Giang (398), An Giang (374), Thừa Thiên Huế (361), Hậu Giang (340), Bình Thuận (328), Đồng Nai (319), Bình Định (279), Bà Rịa - Vũng Tàu (270), Tiền Giang (264), Bắc Ninh (249), Lâm Đồng (225), Hải Phòng (208), Đà Nẵng (193), Thanh Hóa (192), Bình Dương (167), Quảng Ngãi (121), Gia Lai (119), Nghệ An (99), Phú Yên (94), Quảng Nam (86), Vĩnh Phúc (86), Đắk Nông (72), Thái Bình (70), Nam Định (67), Quảng Ninh (63), Hưng Yên (63), Hà Giang (59), Hòa Bình (57), Long An (57), Quảng Bình (47), Sơn La (44), Hải Dương (43), Ninh Thuận (40), Phú Thọ (36), Quảng Trị (34), Thái Nguyên (28), Ninh Bình (25), Hà Nam (24), Bắc Giang (23), Kon Tum (20), Tuyên Quang (16), Lào Cai (13), Yên Bái (5), Hà Tĩnh (5), Cao Bằng (4), Lai Châu (2), Điện Biên (2).

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.524.368 ca nhiễm, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 15.458 ca nhiễm).

Số bệnh được công bố khỏi bệnh trong ngày là 1.645 ca và số bệnh nhân tử vong là 248 ca. Trong đó, tại TP.HCM là 65 ca, các tỉnh thành phố khác là: Đồng Nai (24), An Giang (23), Tiền Giang (15), Kiên Giang (15), Bình Dương (14), Đồng Tháp (12), Cần Thơ (12), Sóc Trăng (11), Tây Ninh (9), Long An (9), Vĩnh Long (9), Khánh Hoà (7), Bình Thuận (7), Cà Mau (6), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Bạc Liêu (3), Quảng Ngãi (1), Gia Lai (1), Lạng Sơn (1).

Cũng trong ngày 18.1, trước bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã phân bổ 300.000 liều thuốc Molnupiravir cho Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ.

bo-y-te-4.jpg
Bộ Y tế đã phân bổ 300.000 liều thuốc Molnupiravir cho 46 tỉnh, thành phố

Trước đó, vào tháng 8.2021, Bộ Y tế đã cho phép triển khai Chương trình sử dụng thuốc có kiểm soát Molnupiravir cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ tại cộng đồng ở TP.HCM. Đến nay, chương trình đã mở rộng triển khai tại 46 tỉnh, thành phố có dịch trên toàn quốc. Bộ Y tế cũng đã phân bổ 300.000 liều thuốc Molnupiravir cho các địa phương đang triển khai Chương trình sử dụng thuốc có kiểm soát Molnupiravir cho các trường hợp mắc COVID-19 thể nhẹ tại cộng đồng. Các kết quả báo cáo giữa kỳ của chương trình tại 22 tỉnh, thành phố cho thấy, thuốc có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng vi rút, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị…

Molnupiravir là một thuốc kháng vi rút, hiện chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (US-FDA) đang xem xét các dữ liệu lâm sàng cho việc quyết định cấp phép lưu hành thuốc tại Hoa Kỳ. “Việc theo dõi, kiểm soát, ghi nhận, đánh giá bệnh nhân trong chương trình được tiến hành bởi các chuyên gia, cán bộ, nhân viên y tế theo các tiêu chí an toàn và hiệu quả của đề cương nghiên cứu. Bên cạnh đó, do thuốc chưa được cấp phép lưu hành rộng rãi nên việc quản lý thuốc nghiên cứu cần phải hết sức chặt chẽ để tránh thất thoát hoặc sử dụng sai mục đích nghiên cứu”, Bộ Y tế nhấn mạnh.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin khoa học của thuốc cũng như tình hình cấp phép sử dụng tại các quốc gia làm cơ sở báo cáo với Chính phủ và các cơ quan chức năng cho phép cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất. Bên cạnh đó, để bảo đảm quyền lợi của người dân, Bộ Y tế sẽ tiếp tục hỗ trợ các địa phương có dịch tham gia và triển khai chương trình trên tinh thần tiếp cận sớm với thuốc song vẫn phải tuân thủ đề cương nghiên cứu đã được Bộ Y tế phê duyệt và phải kiểm soát, theo dõi chặt chẽ các tiêu chí an toàn, hiệu quả cũng như quản lý thuốc nghiên cứu để bảo đảm an toàn cho bệnh nhân.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thêm 15.895 ca nhiễm mới, Bộ Y tế phân bổ thuốc Molnupiravir cho các F0 thể nhẹ