Các triệu chứng hành vi của người mắc bệnh dại như tăng động thái quá, mất ngủ và cực kỳ sợ nước và không khí trong lành, mà các nhà khoa học đã liên kết với một chất ức chế thần kinh giống như độc tố do vi rút Rabies lyssavirus tiết ra.

Thế giới ký sinh trùng: Chúng thao túng hành vi người mắc bệnh dại như thế nào?

Anh Tú | 11/06/2023, 20:30

Các triệu chứng hành vi của người mắc bệnh dại như tăng động thái quá, mất ngủ và cực kỳ sợ nước và không khí trong lành, mà các nhà khoa học đã liên kết với một chất ức chế thần kinh giống như độc tố do vi rút Rabies lyssavirus tiết ra.

Nhiều vật chủ là nạn nhân

Rất nhiều loài ký sinh trùng có liên quan đến các hành vi tương tự. Pomphorhynchus laevis, loài sâu đầu gai, đảo ngược phản ứng của vật chủ trung gian là tôm với ánh sáng, khiến tôm dễ bị cá chép là vật chủ cuối cùng săn mồi hơn.

Cóc mía bị nhiễm giun phổi Rhabdias pseudosphaerocephala tìm kiếm nhiệt độ ấm hơn và môi trường ẩm ướt hơn, tương ứng làm tăng sự phát triển và khả năng sống sót của ký sinh trùng.

Một ví dụ đặc biệt thú vị là Dicrocoelium dendriticum, sán lá gan mũi mác, nhắm vào cừu và gia súc như là vật chủ chính. Thế nhưng, làm thế nào nó xâm nhập vào cừu và gia súc thì thực sự rất vòng vèo khó hiểu.

Sau khi sán thực hiện việc sinh sản, trứng được thải ra cùng với phân của vật chủ và sau đó bị ốc sên ăn, nơi trứng sán nở và phát triển. Tại thời điểm này, chúng thoát ra ngoài qua chất nhờn của ốc sên, chất nhờn này có chứa một chất đường rất ngon đối với kiến.

Bên trong con kiến, ký sinh trùng phát triển đến mức trưởng thành… và từ đó, con kiến bị gia súc và cừu ăn thịt, nơi nó có thể bắt đầu lại vòng đời.

Nhưng sẽ có người thắc mắc gia súc chỉ ăn chay, cụ thể là ăn cỏ chứ đâu có ăn kiến. Nhà ký sinh trùng học Alex Maier của Đại học Quốc gia Úc giải thích: "Trên thực tế, những con kiến bị nhiễm bệnh leo lên cỏ vào buổi tối. Vào ban ngày, chúng có hành vi bình thường. Vào buổi tối khi nhiệt độ giảm xuống, thông thường những con kiến sẽ quay trở lại tổ của chúng. Nhưng những con bị nhiễm bệnh này sẽ leo lên cỏ. Và sau đó khi nhiệt độ giảm hơn nữa, chúng thực sự nhốt mình vào đám cỏ đó. Vì vậy, vào buổi sáng, con bò con cừu đi ngang qua, ăn cỏ và vô tình xơi luôn những con kiến bị nhiễm bệnh. Bằng cách nào đó, ký sinh trùng đã tấn công con kiến và khiến nó có hành vi hiến tế sinh mạng trong miệng bò”.

Chúng ta cũng biết một chút về cách D. dendriticum có thể thực hiện điều này. Cách đây vài năm, một nhóm các nhà nghiên cứu đã tiến hành chụp CT những con kiến bị ký sinh và phát hiện ra rằng, trong khi phần lớn các loài ký sinh tập trung ở bụng, lại thường luôn có một loài ký sinh đơn độc nằm ngay bên cạnh não của kiến. Chúng ta vẫn chưa biết chính xác con sán hoa tiêu đó làm gì, nhưng nó có thể đang điều khiển não của con kiến, về mặt hóa học hoặc vật lý.

Bí ẩn về bệnh dại ở người bị chó dại cắn

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng ta không biết về cơ chế giật dây thần kinh vật chủ, đặc biệt là đối với ký sinh trùng ở người. Lý do cho điều này là chúng ta thường dựa vào dữ liệu hành vi mà hành vi là một thứ phức tạp với vô số yếu tố có thể gây ra, gồm cả tính cách. Và lại còn có sự thiên vị trong cách ta chọn dữ liệu hành vi để đưa vào nghiên cứu.

Chẳng hạn, một nghiên cứu được công bố vào năm 2016 cho thấy rất ít bằng chứng ủng hộ quan điểm cho rằng Toxoplasma gondii dẫn đến tăng nguy cơ rối loạn tâm thần hoặc tăng tính bốc đồng ở người, như đã được khẳng định trước đây.

Trên thực tế, cũng không rõ là T. gondii có thao túng loài gặm nhấm hay không. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy bằng chứng không thuyết phục. Có thể cực kỳ khó để liên kết một cách thuyết phục những thay đổi như vậy với sự thao túng của ký sinh trùng.

Có lẽ vật chủ chỉ đơn giản là cư xử khác đi vì họ cảm thấy mệt mỏi do bị bệnh…, mà họ bị bệnh lại do nhiễm ký sinh trùng.

Trường hợp bệnh dại là dễ thấy hơn cả. Các triệu chứng hành vi như tăng động thái quá, mất ngủ và cực kỳ sợ nước và không khí trong lành, mà các nhà khoa học đã liên kết với một chất ức chế thần kinh giống như độc tố do vi rút Rabies lyssavirus tiết ra.

Vào thời điểm các triệu chứng bệnh dại xuất hiện thì đã quá muộn để làm bất cứ điều gì xử lý nó; những trường hợp như vậy hầu như luôn luôn bị tử vong. Và chúng ta không có cách nào để chẩn đoán bệnh dại trước khi khởi phát triệu chứng.

Mặc dù tương đối ít ký sinh trùng được biết là làm thay đổi hành vi của con người, tuy nhiên, việc “thao túng vật chủ thích ứng” là một lĩnh vực cần được nghiên cứu thêm. Những sinh vật ký sinh nhỏ bé này thực sự có tác động rất lớn đến thế giới rộng lớn hơn.

Thúc đẩy sự tiến hóa

Trận chiến giữa ký sinh trùng và vật chủ là một kiểu chạy đua vũ trang trong quá trình tiến hóa. Ký sinh trùng muốn tối đa hóa cơ hội đến được vật chủ cuối cùng của nó; vật chủ muốn giảm thiểu khả năng mắc bệnh do ký sinh trùng gây ra.

Vì vậy, ký sinh trùng sẽ phát triển các khả năng thích nghi giúp nó lây nhiễm sang vật chủ. còn vật chủ tăng sức đề kháng và khả năng chịu đựng ký sinh trùng để đáp lại.

Điều này có thể có tạo một số hệ quả khá thú vị. Một nhà tâm lý học thậm chí đã khám phá về mặt lý thuyết quan điểm cho rằng sự tiến hóa của bộ não con người, ít nhất một phần, có thể là do ký sinh trùng thúc đẩy.

Ký sinh trùng buộc cả vật chủ và ký sinh trùng phải đa dạng hóa, xâm nhập vào các hốc sinh thái mới, để thích nghi. Các quần thể động vật bị ký sinh trùng có sự đa dạng di truyền lớn hơn, bởi vì điều đó hạn chế sự thành công của ký sinh trùng.

Nếu chúng ta có thể liên kết hành vi của ký sinh trùng với sự thích nghi tiến hóa của chính chúng ta, thì điều đó có thể có một số tác động đối với cách chúng ta điều trị, hoặc thậm chí ngăn ngừa, một số dạng bệnh.

Chúng ta có xu hướng nghĩ về các ký sinh trùng với sự ghê tởm và khiếp sợ, nhưng còn nhiều điều để khám phá sự kỳ lạ và thú vị về chúng.

Kỳ trước: Thế giới kỳ lạ của ký sinh trùng: Mượn xác đoạt hồn chuyên nghiệp

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thế giới ký sinh trùng: Chúng thao túng hành vi người mắc bệnh dại như thế nào?