Sự thừa nhận của xã hội dành cho người LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới) trên phạm vi toàn cầu đã tăng mạnh trong 4 thập niên qua. Tuy nhiên, tại những quốc gia kém thân thiện nhất thì tình hình tệ hơn chứ không hề được cải thiện.

Thế giới đã trở nên thân thiện hơn với người LGBT nhưng không phải mọi nơi

Chí Thiện | 15/11/2019, 10:28

Sự thừa nhận của xã hội dành cho người LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới) trên phạm vi toàn cầu đã tăng mạnh trong 4 thập niên qua. Tuy nhiên, tại những quốc gia kém thân thiện nhất thì tình hình tệ hơn chứ không hề được cải thiện.

Viện William trực thuộc đại học California vừa công bố báo cáo “Chỉ số chấp nhận toàn cầu” (Global Acceptance Index, viết tắt là GAI) dựa trên các nghiên cứu trước đây của những tổ chức, nhà khoa học đã thực hiện khảo sát tại 174 quốc gia. GAI sử dụng sự thừa nhận của xã hội và chính sách công về người LGBT của các quốc gia để xác định điểm số và xếp hạng.

“Ngay cả tại Mỹ, nhiều người vẫn cho rằng thái độ của xã hội dành cho người LGBT không hề thay đổi hoặc được cải thiện nhưng báo cáo này đã phủ nhận quan điểm đó. Trên thực tế, sự thừa nhận mà người LGBT nhận được đã gia tăng đáng kể trên phạm vi toàn cầu”, Andrew Flores - học giả thỉnh giảng tại Viện Williams và tác giả chính của nghiên cứu - nói với NBC News.

Trong số 174 quốc gia được phân tích, có 131 quốc gia đã gia tăng đáng kể sự thừa nhận kể từ năm 1981, 16 quốc gia khác thì suy giảm và 27 quốc gia còn lại không có sự thay đổi nào.

Nepal là quốc gia châu Á duy nhất lọt vào top 10 quốc gia thân thiện nhất với người LGBT hiện nay

Trong giai đoạn 2014-2017, Iceland, Hà Lan, Na Uy, Canada và Tây Ban Nha đứng đầu danh sách các quốc gia thân thiện với người LGBTnhất. Trong khi đó, Ethiopia, Somaliland, Senegal, Azerbaijan và Tajikistan là kém thân thiện và cởi mở nhất.

Flores cho biết chưa thể đưa ra kết luận chắc chắn về lý do tại sao nhiều quốc gia trong số 10 quốc gia có mức độ thừa nhận người LGBT cao nhất tập trung ở Tây Âu. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng những thay đổi này có thể đến từ nhiều nguyên nhân, một sự kết hợp của các đặc điểm riêng về tôn giáo, kinh tế, văn hóa và địa lý.

“Có nhiều lý do có thể giải thích cho sự gia tăng sự thừa nhận ở một số quốc gia, bao gồm ảnh hưởng của hiện tượng toàn cầu hóa cũng như sự hiện diện của người LGBT trên các phương tiện truyền thông”, Flores nói.

Theo Flores, trường hợp thú vị nhất trong danh sách chính là Nepal. Các quốc gia còn lại không có sự thay đổi đáng kể trong thứ bậc kể từ năm 1981 cho đến nay. Chỉ duy nhất Nepal đã từ hạng 67 vào giai đoạn 2000-2003 nhảy lên hạng 10 trong giai đoạn 2014-2017, đứng trên cả Anh (11), New Zealand (15), Úc (20) và Mỹ (21).

Flores cho biết sự gia tăng của Nepal trong bảng xếp hạng một phần do công của Hiệp hội Kim cương xanh - một tổ chức đấu tranh cho quyền LGBT được thành lập vào năm 2001. Nhóm này được thành lập bởi Sunil Babu Pant - người sau này đã trở thành nhà lập pháp đồng tính công khai đầu tiên ở Nepal vào năm 2008.

Flores hy vọng GAI sẽ được sử dụng làm bệ phóng cho các nghiên cứu khác trong tương lai về bạo lực và phân biệt đối xử người LGBT, ảnh hưởng kinh tế của cộng đồng LGBT và sức khỏe tinh thần của người LGBT.

Hôn nhân đồng giới đã được hợp pháp hóa tại 30 quốc gia, theo trung tâm nghiên cứu Pew. Hà Lan - đứng thứ hai trong danh sách giai đoạn 2014-2017 - là quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào năm 2000. Gần đây nhất là Bắc Ireland vào tháng trước, nhưng nó thuộc Vương quốc Anh, xếp hạng 11.

Theo báo cáo từ Hiệp hội đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới và chuyển giới quốc tế (ILGBTIA), có 70 quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc hiện hình sự hóa hành vi tình dục đồng giới. 6 trong số đó áp dụng án tử hình cho các mối quan hệ đồng giới.

Trong giai đoạn 2000-2003, Việt Nam đứng ở hạng 63 và sau đó bị tụt xuống hạng 80 trong giai đoạn 2014-2017 nhưng vẫn cao hơn Thổ Nhĩ Kỳ (85), Malaysia (89), Trung Quốc (101), Nga (120), Indonesia (150).

Mai Thảo (theo NBC)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thế giới đã trở nên thân thiện hơn với người LGBT nhưng không phải mọi nơi