Chưa bao giờ cụm từ “công nghiệp 4.0” được nhắc đến nhiều như hiện nay và tất cả các ngành nghề đều phải chịu tác động, thay đổi chuyển mình để phù hợp với xã hội hiện đại. Ngành giáo dục cũng không phải trường hợp ngoại lệ.

Thầy và trò sẽ thay đổi ra sao khi áp dụng công nghệ số vào việc dạy học?

Hải Yến | 29/01/2020, 07:04

Chưa bao giờ cụm từ “công nghiệp 4.0” được nhắc đến nhiều như hiện nay và tất cả các ngành nghề đều phải chịu tác động, thay đổi chuyển mình để phù hợp với xã hội hiện đại. Ngành giáo dục cũng không phải trường hợp ngoại lệ.

Giáo dục trong tương lai sẽ rất khác so với hiện tại, đòi hỏi người giáo viên không chỉ giỏi về lĩnh vực khoa học chuyên môn mà còn phải giỏi về công nghệ. Trước những biến chuyển lớn, các giáo viên cũng phải thay đổi để bắt nhịp với thời đại.

Theo PGS-TS Lê Huy Hoàng - chủ biên chương trình môn Công nghệ, Trưởng khoa Sư phạm kỹ thuật (Trường ĐHSP Hà Nội),các chương trình giáo dục trong tương lai sẽ khác nhiều so với chương trình hiện tại. Các chương trình học trên máy tính sẽ được áp dụng mỗi học sinh sẽ một chiếc máy riêng và chọn được nội dung, môn học, cách thức, kỹ thuật phù hợp với bản thân để đạt được chuẩn chung.Ở nhiều nước, người ta dự báo về tình trạng không còn trường học truyền thống và học sinh có thể chọn học ở những nơi thích hợp nhất nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin.

"Chương trình giáo dục phổ thông mới hướng tới phát triển hình thành và phát triển năng lực công nghệ cho học sinh. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể với đặc điểm, vai trò, xu thế của giáo dục công nghệ. Học công nghệ là để làm việc hiệu quả trong môi trường gia đình, cộng đồng, nhà trường" - PGS-TS Lê Huy Hoàng cho hay.

Cũng đưa ý kiến của mình về vấn đề này, GS-TS Nguyễn Hữu Châu - giảng viên cao cấp Trường đại học Giáo dục (ĐHQGHN) cho rằngkhi học sinh học với công nghệ số sẽ thể hiện rõ vị trí trung tâm của người học nhưng người thầy càng trở nên quan trọng hơn với vai trò hướng dẫn và trợ giúp. Dạy học sẽ thực sự là “dạy cách học”, “dạy cách khám phá kiến thức”.

Giáo viên không chỉ cần giỏi về lĩnh vực khoa học chuyên môn mà phải giỏi về công nghệ và giỏi về cách hướng dẫn học sinh học bằng công nghệ. Sứ mệnh của người giáo viên càng trở nên nặng nề hơn. Phải chuẩn bị đào tạo đội ngũ giáo viên với rất nhiều phẩm chất khác biệt ở các trường sư phạm. Cũng cần chuẩn bị chương trình bồi dưỡng cho các giáo viên đang hành nghề, đặc biệt cần chú trọng hơn cho đội ngũ giáo viên ở các vùng nông thôn, các giáo viên ở các vùng khó khăn.

Bên cạnh những lợi ích mà kho thông tin khổng lồ mang lại, công nghiệp 4.0 cũng đặt ra yêu cầu về “sự nhạy bén” trong đặc điểm của giáo viên. Ví dụ, dù được xử lý nhưng vẫn luôn tồn đọng những nguồn thông tin nhiễu, không xác thực. Do đó, trong quá trình tìm kiếm, các giáo viên cần có kỹ năng chọn lọc và phân loại thông tin. Ngoài ra, các vấn đề phát sinh khi lưu trữ lượng tài liệu khổng lồ bắt buộc giáo viên phải nhạy bén và phát triển kỹ năng quản lý nguồn lực.

Giải thích cụ thể hơn về sự thay đổi giáo dục trong thời đại công nghệ số. GS-TS Nguyễn Minh Thuyết tổng chủ biên chương trình Giáo dục phổ thông mới cho biết việc dạyhọc tích hợp sẽ được biên soạn để học sinhcó thể vận dụng kiến thức, kỹ năng của nhiều lĩnh vực chuyên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn, giúp học sinh phát triển được phẩm chất và năng lực mà chương trình hướng tới.

"Chương trình giáo dục phổ thông sẽ tích hợp giữa các mảng kiến thức khác nhau, giữa yêu cầu trang bị kiến thức với việc rèn luyện kỹ năng trong cùng một môn học. Tích hợp kiến thức của các môn học, khoa học có liên quan với nhau; ở mức thấp là liên hệ kiến thức được dạy với những kiến thức có liên quan trong dạy học; ở mức cao là xây dựng các môn học tích hợp.

“Phương thức và mức độ tích hợp như trên phù hợp với trình độ đào tạo, năng lực dạy học của giáo viên và khả năng tiếp nhận, vận dụng kiến thức của học sinh; đồng thời, cũng bảo đảm tính hệ thống của các kiến thức cốt lõi”, GS Nguyễn Minh Thuyết lý giải.

Dạ Thảo
Bài liên quan
Lễ trao Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2024
Sáng 16.11, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam năm 2024 đã được tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thầy và trò sẽ thay đổi ra sao khi áp dụng công nghệ số vào việc dạy học?