Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đưa ra ví dụ rừng đầu nguồn có tác dụng giữ nước, duy trì chất lượng nước, chống sạt lở đất và lũ lụt cho hạ lưu, v.v… Vì vậy, những người được hưởng lợi ở hạ lưu cần chi trả một khoản tương xứng cho những người trực tiếp tham gia duy trì và bảo vệ các chức năng của rừng đầu nguồn.
Theo PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), đã đến lúc các nhà hoạch định chính sách nên cân nhắc việc làm thế nào để áp dụng các bài học kinh nghiệm của quốc tế và khu vực để áp dụng lượng giá hệ sinh thái (HST) ở cấp quốc gia.
Chi trả dịch vụ HST hay chi trả dịch vụ môi trường là công cụ kinh tế, sử dụng những người được hưởng lợi từ các dịch vụHST chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của HST đó. Theo Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường,Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Payments for Ecosystems Services-PES) hay còn gọi là chi trả dịch vụ môi trường (Payments for Environment Services-PES) là công cụ kinh tế, sử dụng để những người được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó.
Thí dụ, rừng đầu nguồn có tác dụng giữ nước, duy trì chất lượng nước, chống sạt lở đất và lũ lụt cho hạ lưu, v.v… Vì vậy, những người được hưởng lợi ở hạ lưu cần chi trả một khoản tương xứng cho những người trực tiếp tham gia duy trì và bảo vệ các chức năng của rừng đầu nguồn.
Đây được xem là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra cũng như sử dụng các dịch vụ HST bằng cách kết nối người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ HST. Với 4 loại dịch vụ bao gồm: bảo vệ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch sinh thái và hấp thụ cácbon đã được thí điểm mô hình PES (chi trả dịch vụ HST) tại Việt Nam tại một số dự án nghiên cứu.
Mới đây, công cụ lượng giá và đánh giá dịch vụ hệ sinh thái- ValuES được xem như một công cụ hiệu quả để tính toán và chuyển đổi các lợi ích hữu hình và vô hình thành giá trị tiền tệ nhờ đó mà hậu quả từ việc suy thoái và mất đi của các dịch vụ HST được nhìn thấy rõ ràng cụ thể hơngiúp cho các nhà lập kế hoạch và ra quyết định hiểu rõ hơn giá trị kinh tế của đa dạng sinh học và các loại hình dịch vụ HST khác nhau.
Tuy nhiên, những công cụ trên vẫn chưa được phổ biến và áp dụng rộng rãi trong quá trình quy hoạch ở cả cấp địa phương lẫn Trung ương khi việchướng dẫn áp dụng và thực hiện các công cụ này cũng chưa được xây dựng bằng tiếng Việt.
Cho đến nay, giá trị của các dịch vụ HST vẫn chưa được đề cập trong các quyết định quy hoạch và đầu tư, các dịch vụ tự nhiên vẫn được xem như là các dịch vụ “miễn phí” hay các dịch vụ “hàng hóa công ”.
Tại hội thảo Lượng giá, đánh giá và lồng ghép dịch vụ hệ sinh thái vào quy hoạch phát triển diễn ra vào ngày 12.7 tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc lồng ghép các dịch vụ HST vào quá trình quy hoạch. “Đã đến lúc các nhà hoạch định chính sách nên cân nhắc việc làm thế nào để áp dụng các bài học kinh nghiệm của quốc tế và khu vực để áp dụng lượng giá HST ở cấp quốc gia”, ông Chinh nói.
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Ảnh: BTC)
Bản chất của PES là tạo cơ chế khuyến khích và mang lại lợi ích cho cộng đồng, cung cấp dịch vụ HST nhằm tạo nguồn tài chính bền vững cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Cụ thể, Luật Đa dạng sinh học đã được Quốc hội thông qua, quy định về dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học và hiện tại, Quỹ Bảo tồn Hoang dã Thế giới (WWF) đang thực hiện một số dự án về mô hình PES như bảo vệ đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch sinh thái.
Theo ông Đào Xuân Lai - Trưởng phòng Phát triển bền vững, hệ sinh thái cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho đời sống và sinh kế của người dân, đặc biệt là tại các cộng đồng bản địa. Giá trị kinh tế của các dịch vụ HST hiện nay vẫn chưa được xem trọng và lồng ghép một cách đầy đủ vào quy hoạch phát triển, lập ngân sách, và quá trình ra quyết định.
Các HST khỏe mạnh cung cấp các lợi ích to lớn về mặt sức khỏe và tiết kiệm cho cộng đồng cũng như giúp cho việc đạt được các mục tiêu lớn hơn về xóa đói giảm nghèo và hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững.
“Lượng giá các dịch vụ HST và lồng ghép chúng vào quy hoạch phát triển và các quyết định đầu tư là cần thiết để đảm bảo sự phát triển kinh tế lâu dài. Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng Xanh, GIZ sẽ tiếp tục hỗ trợ các Bộ, ngành liên quan để lồng ghép tốt hơn các dịch vụ hệ sinh thái vào các chính sách”, ông Michael Wahl, Cố vấn trưởng dự án Lồng ghép chiến lược thích ứng dựa vào Hệ sinh thái tại Việt Nam (EbA), GIZ Việt Nam chia sẻ.
Tại hội thảo, với sự tham dự của gần 100 đại biểu đến từ các cơ quan Trung ương và địa phương, các trường đại học và viện nghiên cứu đã được trình bày và chứng minh rằng ValuES là một công cụ hiệu quả cho các nhà hoạch định chính sách và ra quyết định trong vấn đề bảo tồn môi trường và quy hoạch phát triển.
Cũng trong dịp này, một khóa tập huấn 3 ngày cũng sẽ được tổ chức cho những giảng viên, những người sẽ tiếp tục giới thiệu công cụ này đến các tỉnh và là những người sẽ đào tạo tiếp một đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp trực tiếp tính toán và thực hiện nghiên cứu lượng giá dịch vụ HST cho Chính phủ và các chính quyền địa phương khi họ quyết định lồng ghép các công cụ này vào quá trình ra quyết định.
Thu Anh