Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, đoàn thanh tra chính phủ đã công bố kết luận về "công tác cổ phần hóa hãng phim Việt Nam", theo đó hãng phim truyện Việt Nam VFS đã vi phạm nghiêm trọng trong việc cổ phần hóa.

Thanh tra chính phủ kết luận hãng phim truyện Việt Nam VFS vi phạm nghiêm trọng

Hải Yến | 26/09/2018, 20:07

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, đoàn thanh tra chính phủ đã công bố kết luận về "công tác cổ phần hóa hãng phim Việt Nam", theo đó hãng phim truyện Việt Nam VFS đã vi phạm nghiêm trọng trong việc cổ phần hóa.

Thanh tra chính phủ công bố kết luận cuối cùng về việc cổ phần hóa hãng phim truyện Việt Nam

Câu chuyện cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam (nay là Công ty CP Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam) thu hút được sự chú ý của công chúng vì những lùm xùm trong chính hãng phim này gây ra.

Trên cơ sở kết quả thanh tra, kiểm tra, xác minh và hồ sơ, tài liệu thu thập được, Thanh tra Chính phủ kết luận: Công tác cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên tiến độ thực hiện cổ phần hóa Công ty chưa đảm bảo tiến độ theo kế hoạch. Qua nội dung kết luận của Thanh tra thì có thể hiểu là việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam - VFS bán cho các đối tác đều vi phạm các điều luật đã ban hành của Chính phủ trong việc cổ phần hóa, đặc biệt là việc bán VFS cho đối tác chiến lược sai mục đích. Việc xác định lại giá trị thương hiệu căn cứ vào giá trị lịch sử và bề dày truyền thống theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã được Bộ VHTT-DL tổ chức thực hiện, tuy nhiên, chưa xác định được giá trị thương hiệu cụ thể của Hãng phim.

Sau khi có kết quả, xác định lại giá trị doanh nghiệp và tỉ lệ cổ phần của mỗi cổ đông cho phù hợp, đảm bảo đúng luật định… Rà soát, xử lý dứt điểm đối với 6 trường hợp là lao động phản ánh trong danh sách cổ phần hóa thuộc đối tượng nghỉ chế độ không hưởng lương và không tham gia đóng bảo hiểm bắt buộc trong thời gian dài trước cổ phần hóa, hoàn thiện phương án sắp xếp lại lao động để cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ VHTT-DL xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ngay các quy trình, thủ tục theo quy định để cho nhà đầu tư chiến lược là Tổng Công ty Vận tải Thủy – CTCP xin rút vốn trước thời hạn.

Bộ VHTT-DL cần chỉ đạo các đơn vị tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, xử lý đối với các đơn vị, cá nhân trước những thiếu sót, khuyết điểm, vi phạm. Truy thu nộp ngân sách nhà nước số tiền thuê nhà đất tại số 6 đường Thái Văn Lung. Đồng thời đề nghị UBND TP Hà Nội và UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đất đai theo quy định của pháp luật; rà soát truy thu các khoản tiền thuê nhà, đất các đơn vị còn nợ đọng.

Diễn viên Quốc Tuấn trong những cuộc họp về việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

Các nghệ sĩ vẫn không thôi lo lắng cho hãng phim sau khi có kết luận thanh tra

Mặc dù đấu tranh với việc cổ phần hóa hãng phim, nhưng khi có kết luận của Thanh tra chính phủ rồi thì các nghệ sĩ vẫn chưa hết lo lắng cho sự cổ phần hóa này.

NSND Minh Châu - người có nhiều năm gắn bó với Hãng phim truyện Việt Nam và cũng là một trong những nghệ sĩ tích cực lên tiếng về những sai phạm trong quá trình cổ phần hóa Hãng phim rất vui mừng khi biết được thông tin trên. "Tôi rất vui và hạnh phúc. Niềm vui đầu tiên chính là việc các cơ quan quản lý nhà nước đã có những nhìn nhận, đánh giá đúng về vai trò, cống hiến của Hãng phim truyện Việt Nam. Tôi hy vọng với kết luận thanh tra này, những tồn tại trong việc cổ phần hóa Hãng phim sẽ được giải quyết. Chúng ta sẽ tìm được nhà đầu tư có tâm, có tầm để làm sống lại đơn vị đã có nhiều bộ phim điện ảnh có chất lượng, gây tiếng vang trên thế giới".

NSND Minh Châu khẳng định, bà và các nghệ sĩ khác ủng hộ việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam. Tuy nhiên, đơn vị đầu tư vào Hãng phải thực sự có ý định muốn làm phim, muốn vực dậy thương hiệu của Hãng và tôn trọng các nghệ sĩ.

Nghệ sĩ Quốc Tuấn cũng trải lòng cho hay mặc dù kết luận thanh tra tuy có muộn nhưng đã làm hài lòng đa số các anh chị em nghệ sĩ đã và đang công tác tại đây. "Điều mà chúng tôi mong muốn ở đây đó là có một nhà đầu tư chiến lược mới có tiềm lực và có tâm với điện ảnh. Có tâm với điện ảnh và nghệ sĩ chính là tiếc cho một “ngôi đền thiêng” của điện ảnh và không muốn để nó lụi tàn một cách đau đớn như thế".

Chia sẻ với báo chí, đạo diễn Nguyễn Thanh Vân - Phó Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam cho biết: "Quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam kéo dài đến 4 năm đã làm cho đơn vị kiệt quệ cả về vật chất, tinh thần lẫn con người. Hãng phim thực sự đã trở thành một cái xác rỗng. Vì vậy, cơ quan chức năng phải vạch ra và thực hiện được chiến lược về việc hãng sẽ đứng dậy như thế nào trong thời gian tới để đáp ứng kỳ vọng của giới nghệ sĩ cũng như công chúng. Đó mới là điều đáng quan tâm nhất, sau quyết định này...”.

Việc quá trình cổ phần hóa hãng phim đã kéo dài hơn 3 năm và không hiệu quả, đem lại nhiều hệ lụy, mệt mỏi cho các nghệ sĩ nhất là các gương mặt gạo cội. Nhưng điều quan trọng nhất lúc này đó chính là cần sự đồng lòng của các anh chị em nghệ sĩ chung tay nhìn xem hiện tại và tương lai mình có đóng góp gì được để tạo dựng lại “thương hiệu” của VFS trong ngôi nhà mới. Đó mới chính là tương lai của chính hãng phim truyện từ lâu đã được khán giả yêu mến này.

         
   

Tóm tắt quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam:
   - Năm 2015, đạo diễn Vương Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc hãng phim đã thành lập tổ giúp việc cho Ban Cổ phần hóa (Bộ VHTT-DL). Tổ giúp việc này do ông Vương Tuấn Đức làm Tổ trưởng cùng đại diện phòng tổ chức, phòng tài vụ, công ty tư vấn về giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần và công ty tư vấn cổ phần hóa.

   

Tổ giúp việc sau đó đã xác định giá trị thương hiệu và giá trị đất đai, ưu thế sử dụng vị trí đất đai của VFS bằng 0 với sự đồng ý của Ban Cổ phần hóa (Bộ VHTT-DL). Điều này dẫn đến việc Tổng công ty vận tải thủy (Vivaso) chỉ với 32,5 tỷ đồng đã chiếm 65% giá trị doanh nghiệp, trở thành cổ đông chiến lược sau khi VFS trở thành công ty cổ phần.

   

- Ngày 13.1.2016, Bộ VHTT-DL công bố quyết định tìm nhà đầu tư chiến lược trên phương tiện thông tin đại chúng.

   

- Ngày 26.1.2016 Ban cổ phần hóa (Bộ VHTT-DL) tuyên bố hết thời hạn sau 10 ngày đăng tin tìm nhà đầu tư chiến lược đấu thầu làm nhà cổ đông chiến lược.

   

- Ngày 28.12.2016, sau khi có nhiều kiến nghị của tập thể nghệ sỹ, Thủ tướng Chính phủ đã ra kết luận rà soát lại toàn bộ quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam, đưa giá trị thương hiệu tương xứng với giá trị lịch sử truyền thống của VFS vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.

   

- Ngày 16.3.2017, Bộ Tài chính ra văn bản dự thảo Nghị định mới và tuyên bố sẽ thay thế nghị định 59 do Nghị định 59 có nhiều thiếu sót, đặc biệt cho phép đặt giá trị đất và ưu thế sử dụng vị trí đất ra khỏi giá trị doanh nghiệp.

   

Sau đó, Ban Cổ phần hóa đã cho phép ông Vương Đức, Tổ trưởng tổ giúp việc làm Đại hội cổ đông lần 1 vào ngày 20.5.2017. Ngày 23.6.2017, Bộ VHTT-DL có văn bản thành lập công ty cổ phần. Nhà đầu tư chiến lược là Tổng công ty vận tải thủy đã đưa ra rất nhiều cam kết, trong đó có việc bảo đảm việc làm, tôn trọng nghề nghiệp và bảo đảm mức lương theo quy định nhà nước với 85 thành viên còn lại của VFS. Vivaso cam kết mức lương bình quân mỗi tháng là 4.800.000 đồng/tháng.

   

- Ngày 23.6.2017, Bộ VHTT-DL ra quyết định thành lập Công ty cổ phần đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam thay thế công ty TNHH một thành viên Hãng phim truyện Việt Nam. Sau khi đi vào hoạt động, nhiều nghệ sĩ của Hãng bức xúc vì tình hình chậm lương, lương thấp và không có định hướng làm phim của ban lãnh đạo mới.

   

Dạ Thảo (Tổng hợp)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
5 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thanh tra chính phủ kết luận hãng phim truyện Việt Nam VFS vi phạm nghiêm trọng