Hãng AP ghi nhận vụ nổ tàu lặn Titan 1 năm trước không làm suy giảm khát vọng khám phá đại dương, bất chấp vẫn còn nhiều nghi vấn xoay quanh thảm họa này.
Khoa học - công nghệ

Thảm họa tàu Titan 1 năm trước không làm giảm khát vọng khám phá đại dương

Cẩm Bình 17/06/2024 17:00

Hãng AP ghi nhận vụ nổ tàu lặn Titan 1 năm trước không làm suy giảm khát vọng khám phá đại dương, bất chấp vẫn còn nhiều nghi vấn xoay quanh thảm họa này.

Ngày 18.6 đánh dấu một năm Titan mất tích khi thực hiện hành trình lặn xuống Đại Tây Dương thám hiểm xác tàu Titanic. Sau 5 ngày triển khai tìm kiếm, giới chức xác định tàu bị ép nát thảm khốc và tất cả 5 người trong tàu đều thiệt mạng.

Thảm họa để lại nhiều nghi vấn. Liệu có phải thiết kế kỳ lạ (hình ống dài thay vì hình cầu như thông thường) khiến Titan gặp nạn hay không? Vì sao đơn vị tạo ra tàu từ chối thực hiện kiểm tra không phá hủy với phần thân theo yêu cầu an toàn tiêu chuẩn? Lực lượng Cảnh sát biển Mỹ đã nhanh chóng mở cuộc điều tra nhưng hiện họ chưa thể công bố kết quả.

tham00.jpg
Tàu lặn Titan - Ảnh: OceanGate

Trong khi đó, nỗ lực khám phá đại dương sâu thẳm vẫn không dừng lại. Công ty RMS Titanic sở hữu quyền trục vớt Titanic dự định sử dụng phương tiện điều khiển từ xa thám hiểu xác con tàu huyền thoại. Tỷ phú bất động sản Larry Connor cùng bạn Patrick Lahey lên kế hoạch thám hiểm bằng tàu lặn vào năm 2026. Nhiều nhà thám hiểm đại dương nói với AP rằng họ tin tưởng nỗ lực khám phá có thể tiếp tục một cách an toàn.

Nhà thám hiểm kỳ cựu Greg Stone (bạn của Stockton Rush - đồng sáng lập công ty OceanGate vận hành Titan) cho biết: "Mong muốn của cộng đồng khoa học là được lặn xuống đại dương. Tôi không thấy khát vọng này thay đổi".

Cựu cố vấn OceanGate David Concannon sẽ cùng một số nhân viên công ty trước đây tổ chức lễ kỷ niệm riêng tư. Sau thảm họa, họ hứng chịu chỉ trích gay gắt, thậm chí ông Concannon còn bị dọa giết.

Trước lúc gặp nạn, Titan từng thực hiện nhiều chuyến lặn nhằm ghi lại quá trình phân rã của Titanic cùng hệ sinh thái xung quanh tàu. Buồng của Titan có dạng ống dài và to, nặng đến 10.432kg, thể tích bên trong tàu lớn nên phải chịu áp suất bên ngoài nhiều hơn. Thảm họa cướp đi sinh mạng ông Rush, tỷ phú người Anh Hamish Harding, doanh nhân gốc Pakistan Shahzada Dawood cùng con trai, chuyên gia về tàu Titanic Paul-Henri Nargeolet.

Theo Chủ tịch hiệp hội thăm dò chuyên nghiệp The Explorers Club Richard Garriott, dù cho Titan không bị ép nát thì thiết bị cứu hộ cũng khó tiếp cận hiện trường đủ nhanh. Lực lượng Cảnh sát biển Mỹ cũng khá lúng túng khi triển khai tìm kiếm. Thảm họa cho thấy rõ tầm quan trọng của việc lập sẵn kế hoạch tìm kiếm - cứu hộ trước lúc thực hiện bất cứ chuyến thám hiểm nào. The Explorers Club đã lập nên đội chuyên trách giúp đỡ lập kế hoạch.

Ông Garriott nhấn mạnh vụ nổ Titan không thể xóa mờ thực tế rằng tiến bộ công nghệ nhiều năm qua đem lại hàng loạt công cụ mới để khám phá đại dương. Nhà thám hiểm kỳ cựu Katy Croff Bell cũng đồng tình. Ngoài ra ông còn nhắc nhở phải tuân thủ tiêu chuẩn ngành và kiểm tra phương tiện khám phá nghiêm ngặt.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
2 giờ trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thảm họa tàu Titan 1 năm trước không làm giảm khát vọng khám phá đại dương