Tòa án Tối cao Seoul (Hàn Quốc) đã kết án Phó chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae-yong 30 tháng tù giam hôm 18.1, có thể trì hoãn việc tái cấu trúc quyền sở hữu Tập đoàn Samsung sau cái chết của cha ông là Chủ tịch Lee Kun-hee vào ngày 25.10.2020.

‘Thái tử' đi tù lần hai, Samsung có thể tụt hậu trong cuộc cạnh tranh toàn cầu

Nhân Hoàng | 18/01/2021, 18:43

Tòa án Tối cao Seoul (Hàn Quốc) đã kết án Phó chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae-yong 30 tháng tù giam hôm 18.1, có thể trì hoãn việc tái cấu trúc quyền sở hữu Tập đoàn Samsung sau cái chết của cha ông là Chủ tịch Lee Kun-hee vào ngày 25.10.2020.

Phán quyết cũng làm thay đổi quan điểm ở Hàn Quốc về những hành vi sai trái của chủ sở hữu các tập đoàn quyền lực trong nước (hoặc chaebol), vốn dẫn dắt sự phát triển kinh tế của đất nước sau Chiến tranh Triều Tiên mà trước đó bị chỉ trích là có mối quan hệ ấm cúng với các chính trị gia.

Là doanh nhân quyền lực nhất Hàn Quốc ở tuổi 52, Lee Jae-yong (được truyền thông gọi là "Thái tử Samsung") đã phải ngồi tù 1 năm vì hối lộ bạn thân cựu Tổng thống Park Geun-hye trước khi tòa phúc thẩm đình chỉ vụ này vào 2018.

Vào tháng 8.2019, Tòa án Tối cao đã ra phán quyết Lee Jae-yong đưa tổng cộng 8,6 tỉ won hối lộ và chuyển vụ án lên tòa phúc thẩm để xét xử lại.

Thời gian Lee Jae-yong ngồi tù sẽ được tính vào bản án mới nhất của ông.

Có thể kháng nghị bản án hôm 18.1 của Tòa án Tối cao Seoul trong vòng 7 ngày. Thế nhưng, các chuyên gia pháp lý cho biết rằng vì Tòa án Tối cao đã ra phán quyết về việc này một lần nên ít có khả năng sẽ thay đổi.

Tòa án Tối cao Seoul tuyên Lee Jae-yong phạm tội hối lộ, tham ô và che giấu số tiền thu được từ tội phạm trị giá khoảng 8,6 tỉ won (7,8 triệu USD), đồng thời cho biết ủy ban tuân thủ độc lập mà Samsung thành lập đầu năm ngoái vẫn chưa có hiệu lực hoàn toàn.

Lee đã thể hiện sự sẵn sàng với ban quản lý với sự tuân thủ mới được củng cố, vì ông ấy đã thề sẽ tạo ra một công ty minh bạch. Mặc dù còn một số thiếu sót, tôi hy vọng rằng theo thời gian, nó sẽ được đánh giá là cột mốc quan trọng trong lịch sử của các công ty Hàn Quốc như khởi đầu cho sự tuân thủ và đạo đức”, Chủ tọa phiên tòa Jeong Jun-yeong nói.

Mặc một chiếc áo khoác sẫm màu, đeo cà vạt bạc và đứng nghe bản án, Lee Jae-yong ngồi xuống sau khi nó được đọc. Ông không bình luận khi được thẩm phán cho cơ hội.

Trong tuyên bố cuối cùng trước tòa vào tháng 12.2020, Lee Jae-yong nói rằng muốn “tạo ra một Samsung mới”.

Vụ án này liên quan đến việc cựu tổng thống lạm dụng quyền lực, vi phạm quyền tự do của công ty và quyền tài sản... Phán quyết của tòa án thật đáng tiếc”, luật sư của người thừa kế Samsung, Lee In-jae nói với các phóng viên.

thai-tu-samsung-voi-tham-vong-tao-ra-cong-ty-sieu-cap.jpg
Ông Lee Jae-yong đến Tòa án Tối cao ở Seoul ngày 18.1

Lee Jae-yong sẽ tạm dừng việc đưa ra quyết định chính tại Samsung Electronics trong thời gian này vì công ty đang cố gắng vượt qua các đối thủ cạnh tranh. Lee Jae-yong cũng không thể trực tiếp giám sát quá trình thừa kế từ cha mình, điều cốt yếu để giữ quyền kiểm soát Samsung.

Các nhà phân tích đồng ý rằng các hoạt động hàng ngày của Samsung sẽ không bị ảnh hưởng, nhưng các quyết định quy mô lớn mà kết quả thường chỉ có sau nhiều năm, chẳng hạn như M&A (mua bán và sáp nhập) cùng những thay đổi lớn về nhân sự, có thể bị ảnh hưởng.

Sự vắng mặt của Lee sẽ không ảnh hưởng đến việc quản lý hiện tại của Samsung... Không giống như thời cha ông ấy, Samsung đã quản lý theo hệ thống, việc ra quyết định được phân bổ cho từng CEO của doanh nghiệp. Song, bên cạnh việc ảnh hưởng đến hình ảnh toàn cầu của ông ấy, các chiến lược dài hạn, như đầu tư không có kế hoạch cho tương lai và tái cấu trúc, có thể dừng lại”, Chung Sun-sup, Giám đốc điều hành công ty nghiên cứu Chaebul, cho biết.

Cổ phiếu các công ty con của Samsung đã giảm mạnh sau phán quyết, với cổ phiếu Samsung Electronics giảm 3,4% trong mức giảm hàng ngày tồi tệ nhất trong 5 tháng, còn cổ phiếu Samsung C&T (xây dựng đa quốc gia) giảm 6,8%.

Phán quyết hôm 18.1 chỉ ra rằng không còn có thể mong đợi sự khoan hồng với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Hàn Quốc như quá khứ.

Lee Jae-yong ​​sẽ trở lại nhà tù vào 18.1 mà ông từng thụ án trước đó.

Các nhóm kinh doanh bày tỏ quan ngại về ảnh hưởng mà bản án của Lee Jae-yong có thể gây ra.

Bae Sang-kun, Trưởng nhóm vận động hành lang Liên đoàn các ngành công nghiệp Hàn Quốc, nói: “Việc thiếu sự lãnh đạo có thể làm trì hoãn các quá trình ra quyết định để bắt đầu các hoạt động kinh doanh mới, có khả năng dẫn đến việc bị tụt hậu trong cuộc cạnh tranh toàn cầu”.

Phản ứng về bản án 30 tháng tù của Lee Jae-yong:

Bae Sang-kun, Trưởng nhóm vận động hành lang Liên đoàn các ngành công nghiệp Hàn Quốc: “Chúng tôi vô cùng lấy làm tiếc (quyết định của tòa án) vì Phó Chủ tịch Lee Jae-yong đã giúp duy trì nền kinh tế Hàn Quốc với khoản đầu tư táo bạo và tạo việc làm trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế do đại dịch coronavirus gây ra. Việc thiếu sự lãnh đạo có thể làm trì hoãn các quá trình ra quyết định để bắt đầu các hoạt động kinh doanh mới, có khả năng dẫn đến việc bị tụt hậu trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Chúng tôi hy vọng rằng Samsung sẽ khôn ngoan vượt qua cuộc khủng hoảng này và tiến về phía trước với sự phát triển không ngừng”.

Liên đoàn Doanh nghiệp Hàn Quốc: “Cộng đồng quản lý doanh nghiệp đang hết sức lo ngại về khoảng trống lãnh đạo tại Tập đoàn Samsung do phán quyết kết án ông với án tù. Với sự bất ổn kinh tế chưa từng có do COVID-19 gây ra cũng như gia tăng các chính sách bảo hộ trên toàn cầu, những tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và các ngành công nghiệp sẽ không thể tránh khỏi do sự chậm trễ của các quyết định kinh doanh và đầu tư do thiếu lãnh đạo quản lý tại một trong những công ty toàn cầu trong nước”.

Park Sang-in, giảng viên Đại học Quốc Gia Seoul và chuyên gia về quản trị doanh nghiệp: “Dù phán quyết của tòa án đưa Lee trở lại tù nhưng quyết định này dường như vẫn quá khoan dung với tập đoàn của đất nước... Phán quyết của ngày hôm nay sẽ không giúp sửa chữa việc các tòa án của đất nước đưa ra sự khoan hồng với các ông trùm kinh doanh. Nhiều người lo ngại rằng Samsung sẽ phải đối mặt với những thách thức vì không có chủ sở hữu trong việc quản lý, tuy nhiên Samsung đã hoạt động tốt khi Lee bị bỏ tù lần trước”.

Lee Seung-woo, nhà phân tích tại công ty đầu tư & chứng khoán Eugene (Seoul): “Giá cổ phiếu của Samsung Electronics đã tăng khá mạnh thời gian gần đây và một điểm khác biệt lớn so với trước đó là cổ phần do các nhà đầu tư bán lẻ nắm giữ đã tăng lên rất nhiều... Các nhà đầu tư bán lẻ dường như đang phản ứng nhạy cảm với phán quyết. Khi bạn nhìn vào bảng tin gần đây, ý kiến ​​về Phó Chủ tịch Lee của các nhà đầu tư bán lẻ khá tích cực”.

Bài liên quan
Người thừa kế Samsung với nhiệm vụ phát dương quang đại dịch vụ, phần mềm nếu thoát án tù
Người thừa kế Samsung, Lee Jae-Yong sẽ không thể tham dự phiên xét xử lại vì chịu tang cha mình là ông Lee Kun-hee.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Thái tử' đi tù lần hai, Samsung có thể tụt hậu trong cuộc cạnh tranh toàn cầu