Việc kỷ luật nhóm học sinh đánh bạn ở Trà Vinh đang được nhiều người quan tâm, trong đó biện pháp đuổi học đang được đặt ra. Chuyên gia xã hội học Phạm Thị Thúy (ĐH Hành chính TPHCM) cho rằng nếu đuổi học các em thì không xứng đáng làm giáo dục. Đuổi học các em rồi những đứa trẻ đó sẽ là ai? Các em sẽ trở thành người như thế nào trong xã hội?

Th.S Phạm Thị Thúy: Đuổi học các em rồi những đứa trẻ đó sẽ là ai?

Một Thế Giới | 15/03/2015, 09:04

Việc kỷ luật nhóm học sinh đánh bạn ở Trà Vinh đang được nhiều người quan tâm, trong đó biện pháp đuổi học đang được đặt ra. Chuyên gia xã hội học Phạm Thị Thúy (ĐH Hành chính TPHCM) cho rằng nếu đuổi học các em thì không xứng đáng làm giáo dục. Đuổi học các em rồi những đứa trẻ đó sẽ là ai? Các em sẽ trở thành người như thế nào trong xã hội?

Hệ quả của môi trường bạo lực

Bà có thể chia sẻ góc nhìn mình về clip nữ sinh bị bạn đánh hội đồng ở Trà Vinh?

Tôi thật sự tổn thương. Tôi nhớ đến trăn trở của một người thầy dạy học lâu năm từng thốt lên rằng không lý giải nổi về những vụ việc đau lòng trong học sinh, sinh viên hiện nay.

Clip này gợi ra rất nhiều vấn đề đáng chú ý là về giá trị, tình bạn, kỹ năng tự bảo vệ của các em học sinh (HS). Thầy cô không nắm được tâm tư của trò và theo thôi, sự việc nguy hiểm là sự việc đã cố tình bị giấu đi, làm “chìm xuống” cho đến ngày hôm nay.

Việc đánh bạn của các em HS ở đây có tổ chức, quy mô chứ không phải trong trạng thái tức giận, bột phát. Các em bố trí, tổ chức đánh bạn, đánh theo kiểu không để nạn nhân thoát.

Việc bạo lực học đường lâu nay diễn ra nhiều, mức độ rất ghê gớm. Phải nói rằng đây đã là một tình trạng phổ biến ở nhiều nơi, đáng báo động vô cùng khi không còn là hiện tượng nhỏ lẻ của địa phương nào nữa. Con tôi học lớp 6 về nói rằng, bây giờ HS… đánh nhau là bình thường.
Duoi hoc cac em roi nhung dua tre do se la ai?
ThS xã hội Phạm Thị Thúy cho rằng hành vi bạo lực của các em là hệ quả của môi trường thiếu tình yêu thương. 
Dư luận rất phẫn nộ khi mới học lớp 7, các em sớm thể hiện hành vi bạo lực rất dã man với chính bạn học của mình. Ở góc độ một nhà xã hội học, chuyên gia tâm lý, bà nhìn nhận hành vi này như thế nào?

Đúng, các em sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Tuy nhiên, khi kết tội một đứa trẻ, chúng ta cần phải tìm hiểu đâu là gốc của vấn đề.

Việc các em hung hăng đánh bạn chúng ta nhìn thấy chỉ là bề nổi của hệ quả tồn tại lâu nay. Mà các em chính là nạn nhân khi sống trong sống trong môi trường bạo lực.

Cha mẹ hiện nay rất bận rộn, mức độ hiểu con cực kỳ lỏng lẻo, không chia sẻ được với con cái. Ngay mối quan hệ mẹ con, cha con đã không nhiều tình cảm, đứa trẻ thiếu tình thương trầm trọng ngay trong gia đình.

Khi đến trường suốt ngày học hành nhồi nhét, áp đặt, thi cử, kiểm tra triền miên. Đến trường thầy cô la mắng HS là nhiều và có cả những người đánh học trò nữa. Sự thư giãn, vui vẻ, vui chơi tập thể trong môi trường học đường không có.

Nguyên tắc cơ bản nhất của ứng xử là khen cần khen nơi đông người, chê nơi riêng tư thì giáo dục chúng ta toàn làm ngược lại. Lâu nay, giờ chào cờ là lôi những điểm chưa được của HS ra nói, em nào vi phạm thì bị gọi tên, đứng dưới cột cờ để trừng phạt, bêu rếu… Trong khi lễ chào cờ, sinh hoạt cần khen ngợi, động viên, khích lệ HS.

Người lớn giáo dục đạo đức, giá trị sống, hành vi cho các em ở đâu? Các em sống trong môi trường thiếu tình yêu thương thì các em rất khó để có lòng yêu thương, lòng nhân ái, tình bạn bè.

Tôi chỉ mới nói góc độ gia đình, nhà trường, còn ngoài xã hội còn kinh khủng không kém. Chỉ cần chiếc điện thoại các em các nhìn thấy hết mọi tiêu cực của xã hội. Người này người kia tham nhũng, giáo sư tiến sĩ đi chép bài, đạo văn… nhiều vô kể.

Tôi lấy ví dụ thế này để mọi người dễ hình dung. Một đứa trẻ thường xuyên bị bố mẹ quát mắng, đánh đập sẽ có xu hướng quát mắng và đánh đập em hay những người yếu hơn mình khi chúng không quát lại nổi bố mẹ.

Xã hội hóa trong xã hội học là quá trình con người tương tác với người khác rồi bị ảnh hưởng và học hỏi. Khi tiếp xúc với người tốt, điều tốt sẽ học học cái tốt nhưng tiếp xúc với điều xấu cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Phạt sao cho xứng đáng làm giáo dục

Một trong những biện pháp kỷ luật nhóm HS đánh bạn được đặt ra áp dụng hình thức kỷ nặng nhất theo thông tư của Bộ GD-ĐT là buộc thôi học một năm. Bà có cho rằng đây là hình thức phù hợp?

Thông tư của Bộ GD-ĐT về kỷ luật, khen thưởng học trò đã không còn phù hợp. Đuổi học các em rồi những đứa trẻ đó sẽ là ai? Độ tuổi đó ở nhà các em sẽ lêu lổng, chơi game, yêu đương sớm rồi lại bạo lực. Các em sẽ trở thành người như thế nào trong xã hội?

Nếu dùng hình phạt đẩy học trò ra khỏi nhà trường thì tôi phải nói rằng không còn xứng đáng làm giáo dục và đừng nên làm giáo dục nữa.

Khi chúng ta đuổi học để trừng phạt các em nhỏ cũng y chang như việc cả nhóm bạn lao vào đánh bạn không cho một lối thoát nào. Trừng phạt như vậy cũng là bạo lực, tính chất, mục tiêu giáo dục không có.

Lâu nay, giáo dục chúng ta đã rất thiếu bao dung, chia sẻ với trẻ. Vậy ngay từ sự việc này, người lớn hãy thể hiện sự nhân văn, bao dung với các em, hãy cho các em thấy điều đó đi.

Vậy theo bà, chúng có thể sử dụng hình thức kỷ luật nào trong trường hợp?

Dư luận đang rất phẫn nộ nên việc trừng phạt mạnh tay các em có thể làm thỏa lòng nhiều nhưng về lâu dài rất nguy hiểm cho chính bản thân các em, gia đình, xã hội.

Bức xúc của dư luận không chỉ bức xúc các em mà trong họ tích tụ nhiều vấn đề về gia đình, giáo dục, những bất công trong xã hội… Cần có một nghiên cứu khoa học về trường hợp các em từng bị đuổi học bây giờ như thế nào.

Khi đưa ra một hình phạt, nhà giáo dục phải biết mục đích của hình phạt đó là gì. Đặc biệt đối với trẻ, hình phạt phải tạo cơ hội để các em nhận lỗi và sữa lỗi.

Đừng tách các em ra khỏi môi trường nhà trường. Tôi nghiêng về hình thức kỷ luật cho các em tham gia việc lao động vệ sinh trường lớp một cách nghiêm túc. Qua lao động giúp các em cảm nhận được những giá trị về sức lao động, về sự gắn kết, về tình cảm bạn bè, thầy cô.

Hoặc một hình thức nào đó tạo điều kiện để các em làm những việc có ích cho cộng đồng, trường lớp, bạn bè. Các em cần được thầy cô chấp nhận để dần dần nhận ra lỗi của mình.

Tôi vẫn hy vọng, Trà Vinh xử lý nhân văn, bao dung và có tính giáo dục trong trường hợp này.

Và đây cũng là dịp phụ huynh, giáo viên cần phải nghiêm túc nhìn lại mình để trả lời câu hỏi trách nhiệm của chúng ta ở đâu trong việc mang đến những giá trị sống, tình yêu thương, kỹ năng sống cho trẻ. Đó chính là những người có tác động, ảnh hưởng lớn nhất đến con trẻ.

Trân trọng cảm ơn những chia sẻ thẳng thắn của bà.

Hoài Nam (Dân Trí)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Th.S Phạm Thị Thúy: Đuổi học các em rồi những đứa trẻ đó sẽ là ai?