Mới đây, Tâm Bùi, một người đam mê du lịch và nhiếp ảnh đã chia sẻ bộ ảnh có tên "Ở lưng chừng thời gian" ghi lại những khoảnh khắc đẹp trong hành trình 15 ngày du lịch Tây Tạng của mình.

Tây Tạng kỳ bí và mê hoặc qua ống kính của nhiếp ảnh người Việt

Thyhang | 06/07/2016, 17:35

Mới đây, Tâm Bùi, một người đam mê du lịch và nhiếp ảnh đã chia sẻ bộ ảnh có tên "Ở lưng chừng thời gian" ghi lại những khoảnh khắc đẹp trong hành trình 15 ngày du lịch Tây Tạng của mình.

Tây Tạng vốn được xem là một trong những vùng đất đầy bí ẩn trên thế giới, phía sau dãy núi Himalaya. Đây là một vùng đất của Phật giáo, yên bình và tĩnh nặng, nơi có mùa Đông lạnh như thời trung cổ. Cuộc sống nơi đây thanh bình và nét văn hóa truyền thống vô cùng đặc biệt.

Trong hành trình của mình, Tâm Bùi đi qua 2 vùng là Larung Gar và Lhasa.

Ảnh ghi lại những khoảnh khắc đẹp như tranh ở Larung Gar ngày và đêm:

Trong hành trình khám phá của mình, Tâm Bùi may mắn được chứng kiến cảnh thiên thiên tang lạ lùng người Tây Tạng. Đó là xác người chết sau khi khâm niệm 2 – 3 ngày sẽ được mang lên đồi cao và để kền kền rỉa thịt cho đến khi còn lại bộ xương. Trước đó, người ta sẽ thực hiện một số nghi thức rùng rợn.

Kền kền chờ đến "giờ ăn"
Sọ người ở nơi thiên táng

Một số hình ảnh đẹp trong bộ ảnh "Ở lưng chừng thời gian" được Tâm Bùi chia sẻ:

Tâm Bùi chia sẻ kinh nghiệm du lịch Tây Tạng:

- Người Tạng không được cấp passport để du lịch nước ngoài, đến 60 tuổi mới được ra khỏi biên giới quốc gia.

- Đường xá ở Tạng được xây dựng rất tốt, đô thị hoá rất rộng, wifi khắp nơi đến tận hồ Namtso cũng có. Người dân được đi học dễ dàng, và học tiếng Trung với tiếng Tạng (không có tiếng Anh).

- Tất cả đền đài, di tích được chính phủ quản lý, kinh doanh bán vé tham quan từ khách du lịch (vé khá chua, trung bình 100 tệ ~ 300.000đ vào cổng).

- Để ra nước ngoài, người Tạng phải kết hôn với công dân nước khác để có quốc tịch thì mới được xuất ngoại. Nhiều người Tạng di cư sang Ấn Độ (vùng Ladakh hoặc xuống New Delhi để học tiếng Anh, họ đợi mùa đông khi các dòng sông đã đóng băng, họ bắt đầu di bộ băng dãy Himalaya có khi đến 24 ngày mới tới biên giới Ấn. Phong trào này bắt đầu từ khi Dalai Lama thứ 14 lưu vong sang Ấn Độ.

Phong Anh (Ảnh: FBNV)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tây Tạng kỳ bí và mê hoặc qua ống kính của nhiếp ảnh người Việt