Tàu thám hiểm Curiosity của NASA sử dụng những kỹ thuật chụp ảnh đặc biệt để quan sát mây và đo đạc vận tốc trôi. Các đám mây mờ đến mức NASA phải sử dụng kỹ thuật hình ảnh đặc biệt mới phát hiện ra chúng.

Tàu thám hiểm của NASA ghi hình những đám mây trôi trên sao Hỏa

Long Hải | 18/02/2022, 17:10

Tàu thám hiểm Curiosity của NASA sử dụng những kỹ thuật chụp ảnh đặc biệt để quan sát mây và đo đạc vận tốc trôi. Các đám mây mờ đến mức NASA phải sử dụng kỹ thuật hình ảnh đặc biệt mới phát hiện ra chúng.

tau1.gif
Tàu thám hiểm Curiosity đã chụp được những hình ảnh về những đám mây này trên bầu trời sao Hỏa vào ngày 12.12.2021 - Ảnh: NASA

Robot Curiosity hiện đã trải qua gần 10 năm khám phá hành tinh đỏ. Thiết bị này đã ghi hình những đám mây trôi qua địa điểm thăm dò của nó phía trên núi Sharp (Aeolis Mons) để đo tốc độ của chúng.

Tuy nhiên, đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Theo Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA, lý do là bởi camera của Curiosity không được thiết kế để hướng lên trời. Thay vào đó, chúng được sử dụng để chụp ảnh đá và các đặc điểm cảnh quan trên sao Hỏa trong hành trình tìm kiếm các dấu vết cổ xưa về dấu hiệu của sự sống trên sao Hỏa.

“Các đám mây trên sao Hỏa rất mờ trong khí quyển, vì vậy cần phải có các kỹ thuật chụp ảnh đặc biệt để nhìn thấy chúng. Nhiều hình ảnh được chụp để có thể mang lại một hình nền tĩnh và rõ ràng. Điều này giúp bất cứ thứ gì khác chuyển động trong khung hình, ví dụ như những đám mây hoặc bóng, trở nên dễ thấy sau khi loại trừ phần nền tĩnh này khỏi mỗi bức ảnh riêng lẻ”, JPL giải thích.

Những đám mây và bóng của chúng trên bề mặt được quay thành hai đoạn phim 8 khung hình vào ngày 12.12.2021 trong ngày sao Hỏa thứ 3.325 của sứ mệnh Curiosity. Ngày trên hành tinh đỏ dài hơn một chút so với chu kỳ 24 giờ trên Trái đất.

Curiosity đã sử dụng camera điều hướng hai lần để xem xét các đám mây từ hai góc độ khác nhau, JPL cho biết. Hai chế độ xem cho phép các nhà khoa học tính toán tốc độ và chiều cao của các đám mây, từ đó cung cấp manh mối về thành phần cấu tạo của chúng.

“Những đám mây này rất cao, cách gần 80 km so với bề mặt. Ở độ cao đó cực kỳ lạnh, điều này cho thấy những đám mây này cấu tạo từ băng CO2, khác với mây từ băng nước thường xuất hiện ở độ cao thấp hơn”, JPL tuyên bố.

Bài đăng trên blog của JPL không đề cập đến tốc độ di chuyển của các đám mây, nhưng tốc độ gió điển hình gần bề mặt sao Hỏa vào khoảng 7 km/h đến 35 km/h, đủ nhanh để cung cấp năng lượng gió trên hành tinh này.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
4 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tàu thám hiểm của NASA ghi hình những đám mây trôi trên sao Hỏa