Những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông được khua chiêng rùm beng là “tàu sân bay không thể chìm”. Nhưng báo Economist cho biết, có thể lớp bê-tông của các “tàu” này đang sập và nền của chúng trở thành những miếng bọt biển vì điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

‘Tàu sân bay không thể chìm’ của Trung Quốc ở Biển Đông đang bị chìm?

05/12/2019, 14:26

Những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông được khua chiêng rùm beng là “tàu sân bay không thể chìm”. Nhưng báo Economist cho biết, có thể lớp bê-tông của các “tàu” này đang sập và nền của chúng trở thành những miếng bọt biển vì điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Trung Quốc xây căn cứ trái phép trên Đá Gạc Ma của Việt Nam - Ảnh: EPAc

Tờ báo Anh nhắc từ năm 2013, Trung Quốc đã cải tạo đất và phá hủy các bãi san hô ở Biển Đông để xây 7 căn cứ quân sự lớn, có đủ cảng, đường băng cho máy bay cất - hạ cánh và trạm radar, ụ tên lửa. Chức năng của các đảo nhân tạo có tổng diện tích 3,5 triệu km2 là “tàu sân bay không thể chìm”, nhằm để Bắc Kinh ngang ngược ấn định chủ quyền vùng biển phong phú tài nguyên và hải sản này.

Economist viết các vụ cải tạo đất không còn là tin nóng, vì khâu cải tạo này đã hoàn thành. Còn theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, từ năm 2013 đến 2016, các cuộc xây dựng đảo nhân tạo để lập căn cứ quân sự Trung Quốc đã phá nát các bãi san hô: “Riêng tàu cuốc Thiên Tân đã chở 4.500 mét khối vật liệu/giờ, đủ đổ gần đầy hai hồ bơi tiêu chuẩn thi đấu Olympic”.

Bắc Kinh tuyên bố đã phục hồi các bãi san hô bị hủy diệt, nhưng không thể rõ khâu phục hồi này có hiệu quả hay không. Nhà sinh học biển Johnn MacManus thuộc Đại học Miami (Mỹ) viết: Khâu nạo vét “đã giết chết mọi thứ” sống quanh các bãi san hô này.

Theo trang National Interest ngày 4.12, Trung Quốc đánh giá sự tổn hại môi trường là “xứng đáng” để lập các căn cứ quân sự trái phép trên Biển Đông. Báo Economist giải thích: “Các căn cứ này cho phép Trung Quốc kiểm soát toàn bộ Biển Đông, trong bất kỳ kịch bản nào xảy ra chiến tranh tổng hợp giữa Trung Quốc với Mỹ. Các cảng mới và các cơ sở hậu cần đang giúp Trung Quốc phô trương thế lực thật xa khỏi bờ cõi nước họ. Các tàu thăm dò Trung Quốc đã đến vùng biển tranh chấp này để tìm kiếm dầu - khí”.

Hồi năm 2014, Trung Quốc đưa một dàn khoan vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, dẫn đến những vụ đối đầu giữa tàu cảnh sát biển Việt Nam với tàu hải giám của Trung Quốc. Sau đó, Trung Quốc rút dàn khoan này về nước, rồi sau đó lại đưa một dàn khác đến.

Báo Economist ngày 4.12 viết: “ Nhưng mọi sự không như ý muốn của Trung Quốc. Có những tin đồn cho rằng bê-tông của các đảo mới đang sập, nền của chúng trở thành tấm bọt biển trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Và đấy là trước khi nghĩ đến một cú đòn trực tiếp mà một trận siêu bão có thể thực hiện”.

Đáng chú ý là các nước láng giềng đang chống lại sức ép của Trung Quốc, để họ có thể khai thác các mỏ khí đốt trong vùng EEZ nước mình theo hình thức liên doanh. Philippines đã đồng ý trên nguyên tắc về một cuộc khai thác liên doanh, nhưng hợp đồng chính thức vẫn chưa được ký.

Trung Quốc cũng không thể cản ngăn các công ty dầu - khí nước ngoài làm ăn với các nước ven Biển Đông. Gần đây, các tàu Trung Quốc quấy phá một dàn khoan của công ty dầu khí nhà nước Nga Rosneft trong lãnh hải Việt Nam, dù Nga đang là một bạn thân với Trung Quốc.

Tương lai bất ổn của các “tàu sân bay không thể chìm” này không cản trung Quốc nhồi thêm các khả năng vào cơ sở hạ tầng có nguy cơ sụp đổ đó. Hồi tháng 11.2019, một quả khinh khí cầu giám sát lần đầu tiên xuất hiện ở Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trang Vùng Chiến sự ghi nhận: “Quả khinh khí cầu mang theo radar này cung cấp một khả năng theo dõi, nhưng cũng là một lựa chọn tương đối rẻ tiền để giám sát các hoạt động khác quanh Đá Vành Khăn, đồng thời có khả năng phát tín hiệu cho tên lửa phòng không và chống hạm đối phó với các mối đe dọa tiềm năng”.

Quả khinh khí cầu treo cao này có nhiệm vụ phát hiện các mối đe dọa bay thấp, ví dụ tên lửa hành trình hoặc máy bay không người lái cỡ nhỏ. Dù Trung Quốc đã luôn cải thiện khâu phòng thủ trên các đảo nhân tạo xây trái phép trên Biển Đông, tên lửa hành trình bay thấp chắc chắn là mối đe dọa thường trực cho các vị trí quân sự đó.

Các quả khinh khí cầu mang radar này có thể duy trì ổn định một thời gian dài, đạt hiệu quả cao cùng chi phí thấp, giúp giám sát tất cả các mục tiêu trên không và dưới đất trong vòng bán kính 300 km. Khi được kết hợp với radar mặt đất, vệ tinh và máy bay trinh sát cảnh báo sớm, chúng có thể tạo thành một mạng lưới giám sát toàn diện cho quân đội Trung Quốc. Chúng cũng có thể bay cao hơn, từ đó có tầm giám sát đến tận chân trời, tức xa hơn các radar lớn dàn dưới đất.

Hải quân Mỹ đã luôn cử tàu chiến áp sát các căn cứ quân sự Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông, nhằm thực hiện quyền tự do hàng hải ở vùng biển quốc tế. Ngày 20.11, tàu chiến đấu cận duyên Gabrielle Giffords đã đi vào khu vực 12 hải lý quanh Đá Vành Khăn. Tuy nhiên, theo trang National Interest, chưa rõ các hoạt động của Mỹ có thể làm thay đổi tình hình Biển Đông hay không, khi Trung Quốc đã “cắm sâu” ở khu vực này.

Bắc Kinh đã bất chấp phán quyết hồi tháng 7.2016 của Tòa án trọng tài quốc tế The Hague (PCA) vốn tuyên Trung Quốc không hề có “chủ quyền lịch sử” trên Biển Đông, đồng thời bác “bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn” mà Trung Quốc tự vẽ.

National Interest nhấn mạnh: nếu xảy ra chiến tranh Mỹ - Trung ở phía tây Thái Bình Dương (tức Biển Đông), thì các căn cứ quân sự Trung Quốc ở trên các đảo nhân tạo đó sẽ trở thành các mục tiêu quan trọng để quân đội Mỹ đánh phá.

Mỹ Trinh (theo National Interest)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Tàu sân bay không thể chìm’ của Trung Quốc ở Biển Đông đang bị chìm?