Hệ thống chiến đấu của 12 chiếc tàu ngầm mà công ty Pháp DCNS đóng cho Úc sẽ do Mỹ trang bị, báo Daily Mail loan tin.

Tàu ngầm Pháp đóng cho Úc được trang bị vũ khí Mỹ

Cẩm Bình | 02/05/2016, 19:32

Hệ thống chiến đấu của 12 chiếc tàu ngầm mà công ty Pháp DCNS đóng cho Úc sẽ do Mỹ trang bị, báo Daily Mail loan tin.

Tuần trước, Pháp đã loại đượcNhật Bản và Đức để giành hợp đồng đóng 12 chiếc tàu ngầm trị giá 39 tỉUSD cho lực lượng hải quân Úc. Theo thông tin từ công tyDCNS -đơn vịthắng thầu, những chiếc tàu ngầm mới sẽ mang tên Shortfin Barracuda, là bản rút gọn của tàu ngầm hạt nhân Barracuda nặng 4.700 tấn.

Tuy nhiên, DCNS sẽ không đảm nhậntrang bị hệ thống chiến đấu cho tàu ngầm, mà việcnày sẽ do một trong những công ty Mỹ, trong đó có hai “ông lớn” là Lockheed Martin và Raytheon, phụ trách.

Phía Úc cũng đã lên tiếng sẽ trang bị hệ thống chiến đấu AN/BYG-1 trứ danh của Mỹ cùng với ngư lôi Mark-48 do Úc hợp tác với Mỹ làm ra.

Hiện quyết định cuối cùng vẫn chưa được đưa ra, nhưng với mối quan hệ thân thiết giữa hai nước Mỹ - Úc và ưu thế công nghệ quốc phòng tiên tiến, các công ty Mỹ sẽ là những ứng viên nặng ký.

Về việc giành hợp đồng đóng tàu ngầm, Washington đã từng lên tiếng ủng hộ Nhật Bản, nước có quan hệ chặt chẽ với Mỹ và có vai trò quan trọng với an ninh khu vực.

Về phía Pháp, nước thắng thầu dự án, ông Stephan Fruehling, Phó giám đốc phụ trách Chương trình nghiên cứu quân sự thuộc trường nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương Coral Bell, cho biết“quyết định mà chính phủ Úc đưa ra là dựa trên việc xem xét các yếu tố kỹthuật. Pháp là nước có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đóng tàu ngầm, còn Nhật chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất các thiết bị quân sự”.

Ngoài ra, ông Fruehling cũng chia sẻ ý kiến về việc trang bị hệ thống chiến đấu cho tàu ngầm. Theo ông, “phần nhạy cảm của một hệ thống chiến đấu chính là phầm mềm điều khiển. Người Pháp có thể cung cấp phần cứng, nhưng việc lắp đặt phần mềm phải do người Mỹ thực hiện”.

Hiện chi phí dành cho việc trang bị hệ thống chiến đấu cho tàu ngầm vẫn chưa được tính toán chi tiết, nhưng các nhà phân tích cho biết khoản này sẽ chiếm khoảng 1/3 tổng số tiền39 tỉUSD của hợp đồng.

Phó đô đốc Úc David Shackleton cũng đã khẳng định hệ thống chiến đấu là một bộ phận rất quan trọng của một tàu ngầm. Ông cho biết “quan hệ giữa lực lượng hải quân Hoàng gia Úc cùng với hải quân Mỹ đã đạt tới một mức độ thân thiết nhất định mà các lực lượng hải quân khác khó mà đạt được”, do đó việc mua lại hệ thống chiến đấu của Mỹ để trang bị cho tàu ngầm của Úc là hoàn toàn hợp lý.

Cẩm Bình (theo Daily Mail)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tàu ngầm Pháp đóng cho Úc được trang bị vũ khí Mỹ