Các nhà nghiên cứu ở Đại học Monash (Úc) cùng với các đồng nghiệp ở Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đã phát hiện ra ở loài giun tròn Caenorhabditis elegans có một loại gien có thể giúp bào chế ra thuốc chữa bệnh béo phì. Bằng cách tác động vào gien này, họ có khả năng phá vỡ vòng luẩn quẩn của tình trạng háu ăn.
Đó là gien có tên ETS-5, chịu trách nhiệm về sự xuất hiện của cảm giác no ở giun tròn và gây buồn ngủ sau khi ăn. Ở người cũng có một gien như vậy. Điều đó có nghĩa làcó thể phát triển một liệu pháp gien giúp tạo ra cảm giác no nê ngay cả khi chỉ ăn ít.
Roger Pocock, tác giả chính của công trình nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học uy tín của Mỹ Proceedings of the National Academy of Sciences giải thích cơ chế này như sau: khi hệ tiêu hóa của giun tích tụ đủ chất béo, não của giun nhận được thông báo rằng đã đến lúc ngừng mọi sự di chuyển, tức là nằm ngủ.
Giun tròn là vật liệu nghiên cứu lý tưởng. Nghiên cứu tập trung vào loài giun tròn Caenorhabditis elegans do sự đơn giản của bộ não của nó. Bộ não giun tròn chứa 302 tế bào thần kinh và 8.000 khớp thần kinh so với hàng tỉtế bào thần kinh và trăm nghìn tỉkhớp nối thần kinh trong não bộ người.
Ở người và giun có tới 80% các gien giống nhau. Và nhiều gien trong số đó có liên quan với các bệnh khác nhau. Hệ gien ETS ở người có liên quan đến béo phì. Bây giờ các nhà khoa học đã phát hiệncó một gien cụ thể kiểm soát lượng thức ăn thông qua một hệ thống phản ứng ngược được kết nối trực tiếp đến não và hy vọng phát triển liệu pháp gien giúp chống lại dịch béo phì ở người.
Vũ Trung Hương