Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học Việt Nam đã tích cực nghiên cứu, ứng dụng những thành quả nghiên cứu như công nghệ thủy lợi thông minh, tưới tiết kiệm nước… để thu kết quả thực tế.

Tăng cường ứng dụng công nghệ vào việc tiết kiệm nước

Thu Anh | 05/07/2016, 16:35

Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học Việt Nam đã tích cực nghiên cứu, ứng dụng những thành quả nghiên cứu như công nghệ thủy lợi thông minh, tưới tiết kiệm nước… để thu kết quả thực tế.

Hiện nay, nguồn tài nguyên nước và nhu cầu sử dụng nước hằng ngày của chúng ta đang tỷlệ nghịch với nhau, hiệu quả sử dụng thấp, những vấn đề liên quan đến nguồn nước ngày càng nghiêm trọng.

Theo thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), so với thế giới, lượng nước của Việt Nam vẫn ở mức trung bình bởi chúng ta đang phụ thuộc nhiều vào lượng nước từ nước ngoài đổ vào. Và theo điều tra của Hiệp hội Tài nguyên nước quốc tế (IWRA) thì Việt Nam đang thuộc vào nhóm những quốc gia thiếu nước.

Đứng trước bài toán môi trường cấp bách và thiết thực nêu trên, các chuyên gia khẳng định cần tập trung vào phát triển các công nghệduy trì và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước ngọt hiện có và tạo nguồn nước ngọt mới từ nước biển.

Theo ông Ngô Văn Mơ- Phó cục trưởng Cục Ứng dụng khoa học công nghệ (Bộ TN-MT), hiện có 2hướng nghiên cứu chính là: tạo và phát triển các công nghệ nhằm tái tạo, tái sử dụng và giảm thiểu việc sử dụng nước ngọt; phát triển các công nghệ có giá thành thấp nhằm tách muối, lọc mặn nước biển thành nước ngọt. Đócũng là nhữngcách thức đã được nhiều nơi trên thế giới thử nghiệm và mang lại hiệu quả.

Trong bối cảnh bị ảnh hưởng trầm trọng của biến đổi khí hậu, việc chỉ đạo các hướng nghiên cứu và chính sách hỗ trợ nghiên cứu đã được quan tâm ở các cấp từ chính phủ tới các bộngành.

Cụ thể, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, chỉ đạo hướng nghiên cứu, khuyến khích ứng dụng công nghệ trong sản xuất nhằm sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nước ở tất cả các cấp.

Đồng thời, Nhà nước sẽ ưu tiên hỗ trợ vốn cho dự án có sự đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp hạng mục công trình để thu gom, xử lý nước thải có quy mô từ 40m3/ngày đêm trở lên, đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước phù hợp với mục đích được tái sử dụng và sử dụng lượng nước đó cho các hoạt động của tổ chức đạt từ 80% trở lên…, áp dụng cho các dự án thu gom nước mưa để sử dụng cho sinh hoạt tại các địa bàn vùng núi, vùng khó khăn; khử muối từ nước lợ, nước mặn thành nước ngọt để sử dụng cho mục đích sinh hoạt…

Ngoài ra, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân áp dụng công nghệ, kỹ thuật, biện pháp tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp với quy mô từ 0,5 ha trở lên đối với tưới lúa nước, 1 ha trở lên đối với tưới cây trồng cạn cũng được hưởng ưu đãi.

Đây chính là xu hướng chung của thế giới, tuy nhiên để làm được điều này, các nhà khoa học cho rằng Chính phủ cần có thêm nhiều chính sách ưu đãi mạnh hơn nữa trong việc ứng dụng công nghệ và các hoạt động nghiên cứu liên quan.

Thu Anh

Bài liên quan
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng cường ứng dụng công nghệ vào việc tiết kiệm nước